Nội qui Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương

Đăng lúc: Thứ ba - 29/05/2012 09:42 - Người đăng bài viết: Redakteur

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

 --------------------

 NỘI QUI

BAN GIÁO DỤC TĂNG NI TRUNG ƯƠNG 

  CHƯƠNG I

DANH XƯNG - MỤC ĐÍCH

Điều 1: Căn cứ Điều 21 Chương V Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự có 10 ngành hoạt động, trong đó có ngành Giáo dục Tăng Ni, lấy danh xưng là “BAN GIÁO DỤC TĂNG NI”.

Điều 2: Mục đích của Ban giáo dục Tăng Ni là hoạt động giáo dục, đào tạo Tăng Ni thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu của Giáo hội có kiến thức về Phật học, về văn hóa, khoa học, xã hội v.v... có đức hạnh để tinh tấn trong tu học, đồng thời đảm trách công cuộc truyền bá Phật pháp, phục vụ lợi ích nhân sinh.

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC NHÂN SỰ 

Điều 3: Nhân sự của Ban Giáo dục Tăng Ni, không quá 47 thành viên, gồm:

- Một Trưởng ban

- Một Phó Trưởng ban Thường trực

- Các Phó Trưởng ban

- Một Chánh Thư ký

- Các Phó Thư ký

- Các Ủy viên

Ngoài ra, Ban có thể mời các vị Cố vấn.

Điều 4: Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực và các Phó ban Giáo dục Tăng Ni là thành viên của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngành Giáo dục Tăng Ni trước Giáo hội.

Điều 5: Cố vấn Ban Giáo dục Tăng Ni, do Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni mời trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo hội, có khả năng chuyên môn về giáo dục để làm tư vấn và góp ý những vấn đề liên hệ nhằm thúc đẩy các công tác giáo dục và đào tạo ngày càng vững mạnh, hiệu quả và phát triển.

Điều 6: Chánh Thư ký, Phó Thư ký và các Ủy viên do Trưởng ban chọn và phải được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp thuận bằng quyết định.

Điều 7: Tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tùy nhu cầu hoạt động, vị Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni sẽ thành lập một Ban không quá 37 thành viên. Việc hình thành và hoạt động của Ban này được căn cứ theo Quy chế Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

CHƯƠNG III

CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Điều 8: Ban Giáo dục Tăng Ni có chức năng hình thành và quản lý hệ thống Giáo dục Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên khắp cả nước qua 03 (ba) cấp như sau:

+ Sơ cấp Phật học (2 năm): Do Phật giáo địa phương tổ chức hoặc do Bổn sư hoặc Y chỉ sư dạy tại các Tự, Viện, Tịnh xá theo chương trình của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương.

+ Trung cấp Phật học: 04 năm.

+ Đại học Phật học, có 2 bậc:

a) Cử nhân Phật học: 4 năm.

b) Cao học Phật học: 2 năm.

Ngoài ra, còn có hệ Cao đẳng chuyên khoa Phật học dành cho các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo có đủ điều kiện tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đào tạo nhân sự phục vụ các cấp cơ sở Giáo hội. Thời gian là 02 năm.

Điều 9: Ban Giáo dục Tăng Ni tổ chức soạn thảo chương trình và sách giáo khoa cho từng cấp học, đề xuất với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự kế hoạch hoạt động cho từng nhiệm kỳ, từng năm của Ban để được thông qua.

Điều 10: Ban Giáo dục Tăng Ni thường xuyên liên lạc, tìm hiểu tình hình hoạt động của các Trường Phật học để giúp đỡ, hướng dẫn về việc thực hiện chương trình, tổ chức điều hành, sinh hoạt, giảng dạy theo đúng kế hoạch đã định.

Điều 11:

a) – Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương có trách nhiệm:

+ Trực tiếp lãnh đạo toàn Ban hoạt động và thực hiện đúng theo đường lối Giáo dục Tăng Ni do Nghị quyết của Đại hội Giáo hội và Hội nghị hằng năm của Giáo hội quy định.

+ Thừa ủy nhiệm Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ký các văn bản liên quan ngành Giáo dục Tăng Ni phổ biến đến các Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

+ Chủ trì các phiên họp định kỳ và bất thường của Ban.

+ Chủ trì các phiên họp của Ban biên soạn các Giáo trình giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam và Trường Trung cấp Phật học, trực tiếp chỉ đạo các phương pháp biên soạn giáo trình giảng dạy.

+ Ký chứng thực Văn bằng tốt nghiệp cho các Học viện Phật giáo Việt Nam.

b) – Phó Trưởng ban Thường trực và các Phó ban:

+ Phụ tá công việc Trưởng ban và tạm thay thế khi Trưởng ban vắng mặt (có sự ủy nhiệm).

+ Được phân công phụ trách hệ đào tạo, thay thế Trưởng ban kiểm tra công tác điều hành và chương trình giảng dạy tại các Trường Phật học.

+ Ký chứng thực các Văn bằng tốt nghiệp các lớp Cao đẳng Phật học và các Truờng Trung cấp Phật học.

c) – Chánh thư ký và Phó thư ký:

+ Điều hành những công tác hành chánh liên hệ.

+ Lưu trữ các tài liệu, văn kiện liên hệ.

+ Soạn thảo, dự trình các văn bản phổ biến của ngành để Trưởng ban duyệt ký.

+ Lập sổ danh bộ Tăng Ni được cấp bằng Tốt nghiệp Đại học Phật học (Học viện PGVN), Cao đẳng Phật học Trung cấp Phật học và lưu trữ các sổ sách này.

+ Lập chương trình và ghi biên bản các buổi họp của Ban.

d) – Các Ủy viên:

Tùy khả năng chuyên môn và hoàn cảnh thực tế của từng Ủy viên, các Ủy viên sẽ được phân công trực tiếp chịu trách nhiệm soạn thảo hoặc cùng tham gia góp ý việc soạn thảo giáo trình, giáo án cho các bộ môn: Kinh, Luật, Luận, Sử học và Văn học Phật giáo v.v... hoặc theo dõi, góp ý với Ủy viên giáo dục Tăng Ni tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo về chương trình giáo dục, đào tạo có liên quan.

CHƯƠNG IV

LIÊN LẠC

Điều 12: Thông qua Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương liên hệ chặt chẽ với Ủy viên giáo dục Tăng Ni các Tỉnh, Thành hội để nhận báo cáo tình hình hoạt động giáo dục ở các địa phương, đồng thời hướng dẫn việc thực hiện chương trình hoạt động được triển khai tại các địa phương, và trong trường hợp cần thiết, đề xuất phương hướng giải quyết các khó khăn.

Điều 13: Tạo điều kiện tốt để các Ủy viên Giáo dục Tăng Ni các Tỉnh, Thành hội thể hiện trách nhiệm, nghiên cứu, đề xuất kế hoạch hoạt động chuyên môn của ngành với Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội để thực hiện kế hoạch ấy sau khi được Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương thông qua.

CHƯƠNG V

HỘI HỌP

Điều 14: Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương mỗi năm họp một lần vào cuối năm trước kỳ Hội nghị Thường niên của Hội đồng Trị sự để kiểm điểm hoạt động trong năm và thông qua chương trình hoạt động của năm sau.

Tổ chức phiên họp toàn Ban trước ngày Đại hội Phật giáo toàn quốc để kiểm điểm các hoạt động của Ban trong suốt 5 năm của nhiệm kỳ, thảo luận, thực hiện báo cáo và đề xuất phương hướng hoạt động chuyên ngành Giáo dục Tăng Ni cho nhiệm kỳ sau để đệ trình Giáo hội.

Điều 15 : Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban có thể triệu tập toàn Ban để họp sau khi dự trình lý do và nội dung thảo luận với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.

CHƯƠNG VI

TÀI CHÁNH

Điều 16: Tài chánh của Ban Giáo dục Tăng Ni do sự tài trợ của Giáo hội Trung ương và sự hiến cúng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân vào việc Giáo dục Tăng Ni.

Điều 17: Cử một Ủy viên tài chánh có trách nhiệm việc thu chi của Ban và sẵn sàng xuất trình mọi sổ sách, ngân quỹ trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khi được yêu cầu.

CHƯƠNG VII

HIỆU LỰC VÀ SỬA ĐỔI

Điều 18: Nội qui này gồm 7 chương, 18 điều do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương soạn thảo và tu chỉnh, đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua trong phiên họp ngày 28 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Việc sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản trong bản Nội qui này sẽ do các thành viên trong toàn Ban quyết định và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp thuận.

BAN GIÁO DỤC TĂNG NI TRUNG ƯƠNG

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Nguồn tin: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 491
  • Tháng hiện tại: 41336
  • Tổng lượt truy cập: 9557754

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá