Nội qui Ban Hoằng pháp Trung ương

Đăng lúc: Thứ năm - 31/05/2012 08:51 - Người đăng bài viết: Redakteur

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

 -------------------------

NỘI QUY

BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

 CHƯƠNG I

DANH HIỆU - MỤC ĐÍCH

ĐIỀU 1 : Chiếu theo Chương V - Điều 21 Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hoằng pháp Trung ương là một bộ phận hoạt động chuyên ngành của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lấy tên “BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM”.

ĐIỀU 2 : Ban Hoằng pháp Trung ương hoạt động nhằm mục đích: Hộ trì chánh pháp, lợi lạc chúng hữu tình. Đồng thời hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử phát huy tư tưởng trong sáng, tích cực và đa dạng của giáo lý Đạo Phật, làm cho ý nghĩa đích thực của Đạo Phật được thể hiện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc an vui cho con người.

 CHƯƠNG II

TỔ CHỨC - NHÂN SỰ

ĐIỀU 3 : Ban Hoằng pháp Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thành phần nhân sự không quá 47 thành viên gồm có:

Trưởng ban,

Các Phó ban,

Chánh Thư ký,

Phó Thư ký,

Thủ quỹ,

Phó Thủ quỹ

Các Ủy viên.

ĐIỀU 4 : Trưởng ban do Hội đồng Trị sự suy cử, Phó ban và các Ủy viên do Trưởng ban chọn, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y bằng một quyết định.

ĐIỀU 5 : Để phụ trách một số công tác chuyên môn, Ban Hoằng Pháp Trung ương được thành lập các Tiểu ban như sau:

-   Đặc trách biên tập, tài liệu giáo lý và nội san Hoằng pháp.

-   Đặc trách kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn.

-  Đặc trách Giảng sư Đoàn Thành thị, vùng sâu, vùng xa.

-  Đặc trách thông tin, văn hóa, văn nghệ và Webside.

-  Đặc trách Hoằng pháp quốc tế.

-  Đặc trách các giới trong xã hội

-  Đặc trách vận động tài chánh, bảo trợ.

CHƯƠNG III

HỆ THỐNG LIÊN LẠC - TRÁCH NHIỆM LIÊN HỆ

ĐIỀU 6 : Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương chịu trách nhiệm về các hoạt động trong phạm vi của Ban trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

ĐIỀU 7 Văn phòng Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Văn phòng Trung ương Giáo hội triển khai các hoạt động của Ban, các quyết định hay nghị quyết của Hội đồng Trị sự GHPGVN có liên quan đến ngành hoằng pháp.

ĐIỀU 8 : Mọi liên lạc bằng văn thư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương với các cấp Tỉnh, Thành hội phải thông qua Văn phòng Trung ương Giáo hội phổ biến.

 CHƯƠNG IV

CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ VÀ  QUYỀN HẠN

ĐIỀU 9 : Chức năng của Ban Hoằng pháp là biên soạn những bài giảng cho các ngày lễ lớn; biên soạn chương trình học giáo lý cho Phật tử; đào tạo các giảng sư của Ban Hoằng pháp; mở khóa tập huấn cho giảng sư, điều phối, phân bổ giảng sư thuyết giảng Phật pháp trong phạm vi cả nước v.v...

 

ĐIỀU 10 : Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN có nhiệm vụ:

1.     Giới thiệu thành viên của Ban Hoằng pháp Trung ương cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự bổ nhiệm.

2.     Chủ trì các công tác của các tiểu ban biên soạn các tài liệu hướng dẫn sinh hoạt cho giảng sư Trung ương và các Tỉnh Thành.

3.     Cấp Chứng minh thư cho giảng sư cấp Trung ương.

ĐIỀU 11 : Các Phó Trưởng ban :

1.     Phó Trưởng ban Thường trực hỗ trợ Trưởng ban trong các công tác điều hành Phật sự của Ban và thay thế khi vị Trưởng ban vắng mặt.

2.     Các Phó Trưởng ban chuyên trách, chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch và chương trình hoạt động chuyên môn của tiểu ban mình phụ trách, trình Trưởng ban và Ban thông qua, có phương án cụ thể, thực hiện.

ĐIỀU 12 Các Ủy viên có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ban Hoằng pháp Trung ương và Trưởng ban Hoằng pháp các Tỉnh - Thành hội điều phối giải quyết chương trình thuyết giảng tại địa phương và tùy theo khả năng chuyên ngành, được phân công biên soạn các bài giảng mẫu liên hệ.

ĐIỀU 13 :

-  Chánh Thư ký :

1.     Điều hành Văn phòng Hoằng pháp, trông coi công việc về mặt hành chánh.

2.     Cứu xét sơ bộ các hồ sơ tài liệu và văn kiện để đệ trình lên Trưởng ban duyệt xét.

3.     Lên kế hoạch chương trình các buổi họp và ghi biên bản các buổi sinh hoạt của Ban.

-  Các Phó Thư ký: Cùng Chánh Thư ký điều hành các Văn phòng của Ban Hoằng Pháp Trung ương, Giúp cho Ban và Chánh Thư ký điều hành các sinh hoạt của Văn phòng.

ĐIỀU 14 : Ủy viên Thủ quỹ chịu trách nhiệm về các mặt thu chi của Ban Hoằng pháp Trung ương.

ĐIỀU 15 : Trưởng ban Hoằng pháp Tỉnh, Thành hội do Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội suy cử và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y. Trưởng ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội được thành lập một Ban Hoằng pháp không quá 30 thành viên và phải được Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo thông qua bằng một quyết định.

ĐIỀU 16 : Nhiệm vụ của Ban Hoằng pháp Tỉnh, Thành hội là :

1.     Điều hành giảng sư đoàn của Tỉnh, Thành hội, phân bổ giảng sư theo yêu cầu trong các ngày lễ lớn, các Đạo tràng tu học Phật pháp tại các Tỉnh - Thành hội.

2.     Mở khóa huấn luyện bồi dưỡng cho giảng sư ở cấp Tỉnh, Thành.

3.     Biên soạn chương trình giảng dạy giáo lý cho Phật tử ở Tỉnh, Thành hội

4.     Cấp chứng minh thư cho giảng sư cấp Tỉnh, Thành hội.

5.     Thực hiện các chủ trương đường lối của Ban Hoằng Pháp Trung ương và Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội chủ quản.

ĐIỀU 17 Giảng sư đoàn gồm :

1.     Giảng sư cấp Trung ương giảng dạy giáo lý trong cả nước.

2.     Giảng sư cấp Tỉnh, Thành hội giảng dạy giáo lý trong Tỉnh hay Thành phố.

3.     Giảng sư cấp Trung ương phải có trình độ Đại học trở lên. Giảng sư cấp Tỉnh, Thành hội phải tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng Giảng sư của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

ĐIỀU 18 Danh xưng:

- Pháp sư: Các Giảng sư thâm niên.

- Giảng sư: Đã thuyết giảng từ 5 năm trở lên và được Ban Hoằng Pháp Trung ương trình HĐTS GHPGVN chuẩn y.

-  Giảng viên: Đã tốt nghiệp các khóa đào tạo Hoằng pháp.

-  Giảng sinh: Đang theo học các lớp đào tạo Giảng sư Hoằng pháp.

ĐIỀU 19 : Tuyên dương công đức

Ban Hoằng Pháp Trung ương sẽ xem xét quá trình đóng góp của các thành viên mà có quyết định tuyên dương công đức hoặc đề nghị khen thưởng.

CHƯƠNG V

HỘI - HỌP

ĐIỀU 20 : Ban Hoằng pháp Trung ương mỗi năm ít nhất họp 1 lần vào cuối năm trước kỳ họp thường niên của Hội đồng Trị sự để kiểm điểm hoạt động trong năm và thông qua chương trình hoạt động của năm tới. Đặc biệt, khi có các công tác Phật sự đột xuất, Trưởng ban Ban Hoằng Pháp Trung ương sẽ triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết các Phật sự có liên quan.

Ban Hoằng pháp Trung ương sẽ họp trước ngày Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để kiểm điểm hoạt động của Ban Hoằng pháp Trung ương trong 5 năm qua, thảo luận và biểu quyết chương trình kế hoạch hoạt động của 5 năm tới.

ĐIỀU 21 : Ban Hoằng pháp Trung ương hoạt động dựa vào quỹ tài trợ của:

1.     Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2.     Quỹ tự tạo.

3.     Phật tử hiến cúng.

Nội quy này gồm 05 Chương, 21 Điều, đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhất trí thông qua tại phiên họp Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày 22 tháng 8 năm 2003.

BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Nguồn tin: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 2234
  • Tháng hiện tại: 62814
  • Tổng lượt truy cập: 9649559

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá