Nội qui Ban Nghi lễ Trung ương

Đăng lúc: Thứ tư - 30/05/2012 09:14 - Người đăng bài viết: Redakteur

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

 ------------------------

NỘI QUY

BAN NGHI LỄ TRUNG ƯƠNG

 CHƯƠNG I

DANH HIỆU - MỤC ĐÍCH  - CHỨC NĂNG

Điều 1: Căn cứ điều 21 chương V Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Nghi lễ là một ngành hoạt động của Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lấy tên là Ban Nghi Lễ Trung ương.

Điều 2: Ban Nghi Lễ Trung ương hoạt động nhằm mục đích thống nhất và xây dựng các nghi thức thờ cúng, lễ bái, tụng niệm (chính thức bằng tiếng Việt) cho Tăng Ni, tín đồ Phật tử theo đúng chánh pháp và phù hợp với từng miền, từng Hệ phái.

Điều 3: Chức năng và quyền hạn của Ban Nghi lễ Trung ương là nghiên cứu, biên soạn và tổ chức các nghi lễ của Phật giáo.

CHƯƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 4:  Nhân Sự Ban Nghi Lễ Trung ương không quá 47 thành viên, gồm có :

-   Trưởng ban

-   Phó Trưởng ban Thường trực

-   Các Phó ban đặc trách

-  Chánh Thư ký và các Phó Thư ký

-  Các Ủy viên.

Điều 5:

1.     Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương do Hội đồng Trị sự suy cử.

2.     Các Phó Ban, Thư ký và các Ủy viên do Trưởng ban đề cử và được Ban Thường Trực Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp thuận bằng một quyết định.

3.     Trưởng ban Nghi lễ Tỉnh, Thành hội Phật giáo do Tỉnh, Thành hội Phật giáo suy cử. Trưởng ban Nghi lễ Tỉnh, Thành hội Phật giáo có thể thành lập một Tiểu ban Nghi lễ nhưng không quá 37 thành viên, và phải được Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo chuẩn y bằng một quyết định.

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ – QUYỀN HẠN

Điều 6: Trưởng ban :

1.     Chủ tọa các phiên họp về Nghi lễ.

2.     Điều hành, kiểm tra các công việc tổ chức và hoạt động của ngành Nghi lễ trong cả nước.

3.     Chỉnh đốn và xây dựng Nghi lễ theo từng miền, từng hệ phái cho Tăng Ni, tín đồ Phật tử phù hợp Chánh pháp.

4.     Hướng dẫn, chỉ đạo nghi lễ cho các Ủy viên phụ trách Nghi lễ Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

5.     Hướng dẫn, tổ chức Lễ tưởng niệm Chư Tôn Giáo phẩm các Tổ chức Hệ phái, Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự qua các thời kỳ; Lễ tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo v.v….

6.     Tiểu ban Biên soạn Tu chỉnh Việt hóa Nghi lễ, phổ biến các khóa lễ như Đại lễ Phật đản, Phật Thành đạo, Lễ Vu lan và các khóa Lễ tưởng niệm khác.  

Điều 7: Phó ban Thường trực và các Phó ban đặc trách phụ tá công việc của Trưởng ban và có quyền thay thế khi Trưởng ban vắng mặt.

Điều 8: Ban Thư ký tiếp nhận các công văn giấy tờ, tổng hợp tình hình hoạt động của Ban, thông qua Trưởng ban đệ trình lên Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự GHPGVN nghiên cứu thực hiện và giải quyết.

Điều 9: Ban Nghi Lễ của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo có trách nhiệm giúp cho Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội hướng dẫn đôn đốc và thực hiện tốt các Nghi lễ ở địa phương.

CHƯƠNG IV

HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VÀ KHOÁNG ĐẠI

Điều 10: Hội nghị thường niên :

1.     Hội nghị thường niên của Ban Nghi Lễ được triệu tập trước ngày Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1 tháng. Nếu không đủ điều kiện hội nghị, thì xin chủ trương của Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thi hành.

2.     Thành phần tham dự Hội nghị thường niên của Ban Nghi lễ Trung ương  gồm các thành viên trong Ban Nghi Lễ Trung ương.

3.     Tổng kết công tác hoạt động trong năm qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm tới.

Điều 11: Hội nghị khoáng đại:

1.     Hội nghị khoáng đại của Ban Nghi lễ được tổ chức trước ngày Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo ViệtNam một tháng.

2.     Thành phần tham dự Hội nghị khoáng đại gồm có: Toàn thể thành viên Ban Nghi lễ Trung ương, các ủy viên Nghi lễ  Tỉnh, Thành hội Phật giáo.

3.     Hội nghị khoáng đại nhằm mục đích:

-  Nghe Trưởng ban, Phó ban, các Ủy viên Nghi lễ trình bày hoạt động Phật sự trong 5 năm qua. 

-  Thảo luận và biểu quyết những vấn đề liên quan đến Nghi lễ.

-  Đề ra chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ tới.

1.     Lập danh sách đề nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN tuyên dương công đức cho các thành viên Ban Nghi lễ có nhiều đóng góp tích cực cho công tác Nghi lễ của Giáo hội và địa phương.

CHƯƠNG  V

SỬA ĐỔI – THI HÀNH

Điều 12: Nội quy này gồm có 05 chương, 12 điều. Việc sửa đổi, bổ sung Nội quy này sẽ do Ban Nghi lễ Trung ương đề nghị và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua.

Nội quy Ban Nghi lễ Trung ương được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua trong phiên họp ngày 28 tháng 12 năm 2008.

           

BAN NGHI LỄ TRUNG ƯƠNG  

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM  


Nguồn tin: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 183
  • Tháng hiện tại: 31756
  • Tổng lượt truy cập: 10230754

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá