Nội qui Ban Phật giáo quốc tế Trung ương

Đăng lúc: Thứ năm - 31/05/2012 09:06 - Người đăng bài viết: Redakteur

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

 ----------------------------

 NỘI QUY

BAN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ TRUNG ƯƠNG

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 -  Căn cứ Điều 21, Chương V Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về các ngành hoạt động của Giáo hội thực hiện theo nội quy riêng của từng chuyên ngành dưới sự chuẩn y củaBan Thường trực Hội đồng Trị sự.

-  Căn cứ quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc phân công trách nhiệm nhân sự Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương.

Nay Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập Nội quy hoạt động của Ban như sau:

CHƯƠNG I

DANH XƯNG - MỤC ĐÍCH – VĂN PHÒNG

Điều 1:   Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương là một bộ phận của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương có tên gọi: “Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương”, viết tắt là BPGQTTƯ.

Điều 2:   Mục đích BPGQTTƯ là:

1.     Mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức về các truyền thống văn hoá, hoằng pháp, giáo dục, tu tập tâm linh, v.v... giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo các nước trên thế giới.   

2.     Tạo mối quan hệ thân hữu giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo các nước trên thế giới, giữa các Phật tử trong và ngoài nước.   

Điều 3:  Văn phòng của BPGQTTƯ đặt tại Thiền Viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp. HCM.

CHƯƠNG II

THÀNH PHẦN NHÂN SỰ

Điều 4:   Thành phần nhân sự BPGQTTƯ gồm có 47 Ủy viên chính thức và các Ủy viên dự khuyết.

Điều 5:   Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương do Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử. Các thành viên còn lại đều do vị Trưởng ban đề cử và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua. 

Điều 6:   Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Tỉnh, Thành hội Phật giáo do Đại hội Đại biểu Phật giáo Tỉnh, Thành suy cử. Các thành viên còn lại đều do vị Trưởng ban đề cử và được Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành thông qua. Theo hệ thống dọc, Ban Phật giáo Quốc tế Tỉnh, Thành hội Phật giáo liên hệ làm việc và báo cáo trực tiếp với Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương. Theo hệ thống ngang, Ban Phật giáo Quốc tế Tỉnh, Thành hội Phật giáo chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành.

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 7:  Nhiệm vụ và quyền hạn của BPGQTTƯ là:

1.     Thay mặt cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện các công tác quan hệ đối ngoại của Giáo hội với các đoàn thể và tổ chức Phật giáo thân hữu trên thế giới.

2.     Phối hợp với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và các Ban ngành, Viện Trung ương liên quan nhằm:

-  Giới thiệu và đề cử các đại biểu đi tham dự các diễn đàn, hội thảo, hội nghị Phật giáo trên thế giới.

-  Tiếp rước các phái đoàn Phật giáo trên thế giới viếng thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

-  Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo các chuyên đề Phật giáo, trao đổi những kinh nghiệm, kiến thức, truyền thống văn hóa Phật giáo của các nước trên thế giới và cập nhật hóa tình hình thực tế nhằm đem đến hiệu qủa thiết thực trong công tác hoạt động ngoại giao.

1.     Trước khi tổ chức các chương trình quan trọng, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương sẽ nhóm họp để phác thảo kế hoạch. Sau khi hoàn tất các chương trình, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương sẽ nhóm họp lại để rút kinh nghiệm cho các hoạt động Phật sự về sau.

Điều 18:   Trưởng Ban:

1.     Điều hành và chịu trách nhiệm tổng quát về các mặt hoạt động ngoại giao quốc tế.

2.     Chủ trì mọi hoạt động công tác Phật sự và hướng dẫn các hoạt động quốc tế cho các thành viên trong Ban.

Điều 9:   Các Phó Trưởng ban:

1.     Phụ tá công việc của Trưởng ban, có thể thừa ủy nhiệm của Trưởng ban khi vị Trưởng ban có duyên sự vắng mặt.

2.     Các Phó Trưởng ban tùy theo sở trường sẽ được mời đặc trách công tác chuyên môn và chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn của mình.

Điều 10:      Chánh Thư ký:

1.     Đề xuất các chương trình, kế hoạch hoạt động quốc tế và dự thảo các văn kiện đệ trình lên Trưởng ban duyệt xét.

2.     Lập chương trình các buổi họp, đồng thời báo cáo kết quả và phương hướng hoạt động của Ban trong các kỳ họp.

Điều 11:   Các Phó Thư ký: Có nhiệm vụ trợ lý các công việc cho Thư ký, hoặc có thể thay thế Thư ký khi vị ấy có duyên sự vắng mặt.

Điều 12:   Chánh Văn phòng: Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động văn phòng.

Điều 13:   Các Phó Văn phòng: Có nhiệm vụ trợ lý các công việc cho Chánh Văn phòng, hoặc có thể thay thế Chánh Văn phòng khi vị ấy có duyên sự vắng mặt. 

Điều 14:   Thủ Quỹ: Có trách nhiệm bảo quản tốt ngân quỹ, khi thu phải viết biên nhận, khi chi phải được sự đồng ý của Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy nhiệm, và báo cáo rõ các khoản thu chi của Ban trong các kỳ họp.

Điều 15:   Các Ủy viên: Có trách nhiệm thực hiện và phụ giúp các hoạt động công tác chuyên môn.

CHƯƠNG IV

HỘI HỌP

Điều 16:   Phần hội họp

1.     Mỗi năm, BPGQTTƯ sẽ nhóm họp sơ kết vào giữa năm và tổng kết vào cuối năm trước Hội nghị Thường niên của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đúc kết công tác Phật sự và hoạch định kế hoạch chương trình hoạt động quốc tế của Ban.

2.     Trong trường hợp cần thiết, Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương sẽ triệu tập bất thường toàn thể các thành viên của Ban để giải quyết những yêu cầu cấp thiết.

 CHƯƠNG V

TÀI CHÁNH HOẠT ĐỘNG

Điều 17:   Các hoạt động của BPGQTTƯ dựa vào nguồn tài chánh như sau:

1.     Phần thu:

       - Do Tăng Ni, Phật tử và các nhà hảo tâm hỷ cúng.

       - Nhận từ sự tài trợ của Trung ương GHPGVN.

       - Tự tạo nguồn kinh phí hợp pháp.

1.     Phần chi tiêu: Trích từ nguồn thu để thực hiện các hoạt động hành chánh, công tác đối ngoại và các công tác Phật sự thường xuyên của Ban.

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 18:   Các thành viên nào trong BPGQTTƯ có những hoạt động tích cực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển GHPGVN, cũng như tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của Ban sẽ được tuyên dương công đức.

Điều 19:   Các thành viên nào lợi dụng danh nghĩa của BPGQTTƯ để làm những việc không phù hợp với tinh thần Phật giáo, trái với Pháp luật và Nội quy BPGQTTƯ, hoặc thiếu trách nhiệm trong công tác được giao sẽ bị chế tài tuỳ theo mức độ vi phạm, kỷ luật nghiêm minh theo đúng giới luật Phật chế, Hiến chương Giáo hội và Nội qui của Ban.

CHƯƠNG VII

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG

Điều 20:   Việc sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản trong bản Nội quy này sẽ do hai phần ba (2/3) số lượng thành viên của Ban thông qua dưới sự phê chuẩn của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.

Điều 21:   Nội quy này gồm có 07 chương và 21 điều do Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương ban hành với sự thông qua của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày ký.

BAN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ TRUNG ƯƠNG

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Nguồn tin: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 29
  • Tháng hiện tại: 31602
  • Tổng lượt truy cập: 10230600

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá