Chùa An Lạc Cheb và NPĐ Vĩnh Nghiêm Most tổ chức Lễ Thượng Nguyên Và Cầu An Đầu Năm Giáp Ngọ 2014

Đăng lúc: Chủ nhật - 02/03/2014 15:36 - Người đăng bài viết: Redakteur
Ban chứng minh và chủ lễ Thượng Nguyên tại chùa An Lạc

Ban chứng minh và chủ lễ Thượng Nguyên tại chùa An Lạc

Từ Chùa Vĩnh Nghiêm Nürnberg đến Phủ Đồng Tâm, đến Chùa Vĩnh Nghiêm Karlovy Vary - Potůčky, đến Niệm Phật Đường (NPĐ) Folmava, đến Chùa An Lạc, đến Niệm Phật Đường Vĩnh Nghiêm Most, trong lòng tôi âm vang câu kinh khai thị: “ Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu.Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu. Con nay nghe thấy chuyên trì tụng.Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.” Lời kinh là thanh văn nhã nhạc thúc giục lòng người hướng về Tam Bảo, dâng hương lập nguyện trong Lễ Thượng Nguyên, cầu bình an cho gia đình trước thềm năm mới. Như lời Thượng Tọa Thích Giác Dũng thuyết pháp về Trí Tuệ tại Chùa An Lạc: Con người phải “mượn cái giả để tu cái chân thật,” phải học hỏi trí tuệ hơn người, phải thường xuyên nghe giảng Kinh và cần suy ngẫm “tiêu hóa” nghĩa và lý mới có ích. Nếu không tuy nghe Kinh nhiều, nhưng chẳng thể lãnh hội những đạo lý trong Kinh. Sự tôn kính bằng hình ảnh bên ngoài không hẳn là cần thiết, nhưng những hình ảnh này hữu dụng vì giúp người ta tập trung sự chú ý. Người trí tuệ có thể bỏ đi hình ảnh bên ngoài, một khi người ấy dễ dàng tập trung chú ý, dễ dàng hình dung ra Đức Phật. Vì tính bản thiện và vì lòng tri ân, chúng ta tỏ lòng tôn kính hình ảnh, nhưng điều Đức Phật trông đợi ở đệ tử không phải là sự kính trọng hình ảnh quá nhiều, mà là sự tích cực thực hành Giáo Lý của ngài. Đức Phật phán: “Người tôn vinh ta tột bậc là người thực hành giáo lý của ta nhiều nhất.” Và Ngài nói: “Người nhận ra Giáo Pháp là nhận ra ta.”

  Giây phút chào Phật kỳ tại chùa An Lạc

Tại NPĐ Vĩnh Nghiêm ở Most, Thượng Tọa Thích Giác Dũng giảng về sự vô thường, về hạt giống duyên lành. Khi đã có trí tuệ người ta sẽ không có tâm phân biệt, và sẽ nhận biết mọi sự vật xảy ra trên thế gian đều vô thường. Thời giờ qua mau như tên bay như ngựa chạy, không phải chờ đến lúc gần chết hay sau khi chết mới bắt đầu một mùa xuân mới, mà mùa xuân bất tận hằng ở trong tâm hồn của người con Phật, như bài Kệ “Xuân Nhật Thị Chúng” của Thiền Sư Mẫn Giác: “Xuân khứ bách hoa lạc. Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá. Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” Thượng Tọa Thích Trí Dũng giải thích bài Kệ có nghĩa: “Xuân đi trăm hoa rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Trước mắt việc đi mãi. Trên đầu già đến rồi. Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua, sân trước một cành mai.” Gói ghém trong bài Kệ ngắn ngủi là sự luân hồi, vô thường của vạn vật trong đó có không gian, thời gian, vũ trụ, dĩ nhiên có cả con người. Tuy nhiên trong vòng luân hồi sinh tử, trong sự vô thường đó vẫn có những chủng tử* tốt, những hạt giống duyên lành. Như trong vườn muôn hoa xuân tàn rụng hết, nhưng ở trước sân vẫn còn một cành mai nở đầy hoa. Thượng Tọa Thích Giác Dũng lại nhắc đến hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma qua sông để lại một chiếc dép, ý nói muốn được giải thoát người ta phải vượt ra khỏi định luật đối đãi vọng chấp hai đầu. Chính vì sự dính mắc này người ta phải chịu triền miên đau khổ. Đã có tạo nghiệp  là có sinh tử luân hồi nổi trôi để thọ quả báo. Muốn chấm dứt vòng sanh tử khổ đau, phải buông xả định luật đối đãi vọng chấp hai đầu.

„Muốn chấm dứt vòng sanh tử khổ đau, phải buông xả định luật đối đãi vọng chấp hai đầu…“ là một trong những đạo từ của TT Thích Giác Dũng tại Most

Bên cạnh lời thuyết pháp của Thượng Tọa Thích Giác Dũng, sự nhiệt thành của gia đình Phật Tử tại Chùa An Lạc ở Cheb và tại NPĐ Vĩnh Nghiêm của Most thật đáng trân trọng. Đặc biệt ở Most có hai vị khách người Tiệp là anh Jan Kubíček và anh Jan Urbanek. Hai vị này làm việc tại Trung Tâm Tư Vấn Hội Nhập Của Người Nước Ngoài vào Cezch (còn gọi là Hành Tinh Màu), đã mang lẵng hoa thật đẹp đến cúng dường Tam Bảo. Khi tôi hỏi họ nghĩ gì, lúc tham dự  nghi thức Lễ Thượng Nguyên và Cầu An Đầu Năm của Phật Giáo. Anh Jan Kubíček cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một nghi thức của Phật Giáo. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng cảm nhận người ta được tự do đến với cửa Thiền.” Lời phát biểu của ông Jan Kubíček cho tôi thấy Phật Pháp không chỉ phát triển trong cộng đồng người Việt Nam, mà còn gieo duyên và mang niềm tin đến với người bản xứ.

Ông Jan Urbanek (thứ 2 từ phải) và Jan Kubíček cùng chư Đại Đức tăng và PT tại Most

Kết thúc Lễ Thượng Nguyên và Cầu An Đầu Năm Giáp Ngọ 2014 tại Cộng Hòa Cezch (Séc), tôi xin mượn lời kinh sám nguyện:  “Nguyện ngày an lành đêm an lành. Ngày đêm sáu thời đều an lành. An lành trong mỗi giây mỗi phút. Cầu ơn Tam Bảo luôn che chở,” để thay lời nguyện chúc gửi đến gia đình Phật Tử của Chùa An Lạc ở Cheb, và gia đình Phật Tử của NPĐ Vĩnh Nghiêm ở Most.

Bài và ảnh: Hoàng Nhất Phương
7:22pm Thứ Tư ngày 26 tháng 02 năm 2014

(*)“chủng tử”nghĩa là mầm sống, hạt giống, nhưng được dùng trong Phật giáo với ý nghĩa ẩn dụ.Theo Duy thức tông, “chủng tử” là phương diện tiềm năng ẩn tàng, nó hiện hữu như kết quả của những hành vi và điều kiện hiện hành. Nó có một mối liên hệ trực tiếp với nhân duyên trước đó…

 

Hoan hỷ đón chào chư Tôn Đức và khách quý tới dự lễ Thượng Nguyên tại Most

Hồi trống khai xuân tại TP Most của TT Thích Giác Dũng

Phật tử TP Teplice thành tâm đảnh lễ Tam Bảo (Most)

Múa dâng hoa của các cháu GĐPT chùa An Lạc Cheb

Toàn cảnh lễ cầu an đầu năm Giáp Ngọ tại Cheb


Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken - Chùa Vĩnh Nghiêm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 190
  • Tháng hiện tại: 41035
  • Tổng lượt truy cập: 9557453

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá