Kiến trúc Phật giáo

Đăng lúc: Thứ năm - 21/07/2011 00:27 - Người đăng bài viết: Redakteur

Phật giáo là đề tài phong phú cho nhiều ngành học thuật và cuộc đời của Đức Phật cũng chứa đựng nhiều điều hứng thú cho các nghệ nhân tạo hình và kiến trúc. Vì vậy, sau Phật Niết bàn 500 năm, người ta bắt đầu xây dựng những ngôi tháp và tạc tượng Phật để tôn thờ Ngài, để noi theo cuộc sống an lạc giải thoát của bậc đại Đạo sư hoàn toàn thánh thiện. Có thể nói cuộc đời Đức Phật là một thể tài vô tận cho nhân loại triển khai trải qua hàng ngàn năm mà vẫn còn ngời sáng
Khởi đầu từ nền văn hóa Ấn Độ, rất nhiều chùa tháp tôn thờ Phật đã được xây dựng với lối kiến trúc rất công phu và có tính nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc. Tuy nhiên, rất đáng tiếc cho văn hóa nhân loại nói chung và cho Phật giáo nói riêng, ngày nay những di sản vô giá này chỉ còn lại duy nhất là tháp Bồ đề đạo tràng do vua A Dục xây dựng và một số ít chùa tháp khác tôn thờ các vị Thánh Tăng còn sót lại.

Khi Phật giáo được các bậc chân sư truyền lên phía Bắc, với bản chất hài hòa thân thiện muôn đời của đạo Phật, văn hóa Phật giáo đã kết hợp một cách sâu sắc với nền văn hóa bản địa Trung Đông. Điều này được thể hiện qua sự hiện hữu của những pho đại tượng Phật ở Afghanistan và một số tu viện rất lớn. Nhưng những di sản văn hóa này hầu hết đã bị chiến tranh phá hủy và gần đây nhất, chúng ta còn nhớ một thảm họa văn hóa lớn nhất của Phật giáo nói riêng và của lịch sử nhân loại nói chung ở những tháng đầu năm của thế kỷ XXI này. Đó là vào ngày 26 tháng 2 năm 2001, nhà cầm quyền Taliban tại Afghanistan đã ra sắc lệnh triệt phá toàn bộ các pho tượng Phật trong nước, trong đó có hai pho tượng Phật thạch sa vĩ đại cao nhất thế giới được khắc trong núi đá từ hơn 1.500 trước tại Ba-mi-gia cũng đã bị họ hủy diệt. Hiện nay, chỉ còn lại một ít những tòa nhà cổ bằng gỗ ở vùng núi phía Bắc ở Nepal, nơi Đức Phật ra đời,  mang văn hóa Phật giáo Ấn Độ.
Khi Phật giáo được truyền sang Trung Quốc, đã kết hợp với nền văn hóa nước này, tạo nên những ngôi chùa gỗ thật đồ sộ, mà ngày nay còn lại, nổi tiếng nhất là các chùa ở Tứ đại danh sơn.
Và trên con đường Phật giáo truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, VII, chúng ta lại thấy thêm những ngôi chùa đồ sộ ở Hàn Quốc, hay ở Nara, Nhật Bản mà nổi tiếng nhất là tòa tháp gỗ thờ kinh Pháp Hoa ở chùa Pháp Long và chùa Đông Đại, hiện nay vẫn còn tồn tại.
Phật giáo đến Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn với đời sống dân Việt, thẩm thấu sâu sắc trong nền văn hóa Việt. Thật vậy, ngày nay nếu bước chân vào các Viện Bảo Tàng lịch sử của đất nước chúng ta, từ miền Bắc cho đến thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy hầu hết những biểu tượng kiến trúc của Phật giáo vẫn còn lưu giữ. Không thể không nhắc đến những ngôi chùa cổ xa xưa ở miền Bắc, như chùa cổ Trăm Gian, chùa Một Cột, hay tháp Phổ Minh và nhiều kiến trúc khác nữa. Nét đặc sắc của văn hóa Phật giáo Việt Nam là khi Phật giáo vào miền Trung, đã kết hợp với văn hóa cổ Champa, khi Phật giáo xuống miền Nam, lại kết hợp với văn hóa Chân Lạp, từ đó tạo thành những kiến trúc Phật giáo rất phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam.
Có thể nhận thấy rõ tất cả những kiến trúc Phật giáo đều thể hiện lời kinh Phật dạy theo tinh thần Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo, qua đó luôn phảng phất hình ảnh thánh thiện của Đức Phật và cuộc đời phạm hạnh vô ngã vị tha của Ngài cũng như các vị Bồ tát, các vị Thánh Tăng, hay chư Thiên. Và chính lực ảnh hưởng cao thượng này đã tưới tẩm nền văn hóa nhân loại nói chung, cũng như văn hóa Việt Nam, giúp cho con người thuần hòa theo tinh thần từ bi vô ngã vị tha của Đức Phật.
Thiết nghĩ khi nào con người còn khát vọng tìm kiếm một lẽ sống bình an, tìm kiếm một con đường hạnh phúc thực thụ được bao dung bởi tình thương và trí tuệ toàn thiện, thì Đức Phật vẫn mãi hằng hữu trong tâm thức của nhân loại. Và trên trái đất này, Thánh đức biểu tượng của từ bi, trí tuệ và dũng lực, của lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ trong các pho tượng Phật, tượng Bồ tát, Thánh Tăng, nói chung trong tất cả kiến trúc Phật giáo, mà loài người thường hướng tâm đến, cần phải được bảo trì và tôn vinh. 

HT Thích Trí Quảng
Nguồn tin: Giác Ngộ Online
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 5
  • Hôm nay: 4803
  • Tháng hiện tại: 90827
  • Tổng lượt truy cập: 9677572

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá