Ý nghĩa cờ Phật giáo Thế giới

Đăng lúc: Thứ tư - 27/07/2011 10:12 - Người đăng bài viết: Redakteur
Ý nghĩa cờ Phật giáo Thế giới

Ý nghĩa cờ Phật giáo Thế giới

Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu tại khắp các chùa chiền trên toàn thế giới. Thậm chí, đôi khi lá cờ này được tách ra thành nhiều lá cờ đơn sắc khác nhau, mỗi lá cờ có một mầu nằm trong 5 màu trên. Lá cờ này được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1885 bởi những nhà sư ở Colombo, Sri Lanka.

Ý nghĩa lá cờ của Phật giáo

Bạn có thể nhìn thấy lá cờ Phật giáo 5 màu tại khắp các chùa chiền trên toàn thế giới. Thậm chí, đôi khi lá cờ này được tách ra thành nhiều lá cờ đơn sắc khác nhau, mỗi lá cờ có một mầu nằm trong 5 màu trên. Lá cờ này được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1885 bởi những nhà sư ở Colombo, Sri Lanka.

Lá cờ này đã được công bố trên báo Sarasavi Sandaresa vào ngày 17/4/1885 và được treo vào Lễ Phật Đản 28/4/1885. Đây cũng là lễ Phật Đản đầu tiên ở Sri Lanka dưới chế độ cai trị của thực dân Anh. Đại tá Henry Steel Olcott, một nhà báo người Mỹ, đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc (nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ) đã sửa lại hình dạng (dài) của lá cờ trở thành hình dạng như bây giờ để mọi người có thể dễ sử dụng hơn. Lá cờ mới này đã được treo tại Lễ Phật Đản năm 1886.

Năm 1889, lá cờ này đã được mang tới Nhật Bản và giới thiệu với Nhật Hoàng. Cùng năm đó, lá cờ cũng đã được giới thiệu tại Myanmar (Burma). Vào ngày 25/5/1950, Đại hội Phật giáo Thế giới đã công nhận lá cờ này là lá cờ chính thức của Phật giáo thế giới. Đại hội này có sự tham dự của thượng tọa Tố Liên – đại biểu chánh thức – và ông Phạm Chữ – tháp tùng theo làm Thông dịch viên. Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm (cố đô Huế) một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp Đại hội, Thượng tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ này cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Mặc dù cờ Phật giáo là biểu trưng cho ánh hào quang của đức Phật, biểu hiện tinh thần từ bi và bình đẳng của Phật giáo, nhưng nó bị xem là biểu tượng thách thức đối với chính quyền gia đình trị Ngô Đình Diệm. Vì vậy, ngày 6 tháng 5 năm 1963, Ngô Đình Diệm đã ra thông điện số 9195 ngày 6/5/1963, “cấm treo cờ Phật giáo”. Thông điện cấm treo cờ Phật giáo trong mùa Phật đản là một hành động xúc phạm đối với Phật giáo đồ và là một hành động mở màn cho cuộc đàn áp nhằm tiêu diệt Phật giáo của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm. Sau lệnh khẩn truyền đi từ văn phòng Tổng thống Ngô Đình Diệm, lực lượng cảnh sát Huế đã bắt đầu thực hiện lệnh triệt hạ cờ Phật giáo tại các tư gia Phật tử. Nhưng ngày rằm tháng 4 (8-5-1963) Tăng Ni và Phật tử vẫn tiếp tục đại lễ rước Phật hoành tráng, diễn hành từ chùa Diệu Đế về chùa Từ Đàm. Đại lễ chính thức được cử hành tại chùa Từ Đàm với sự chứng minh và tham dự của Hòa thượng Tịnh Khiết, Hòa thượng Giác Nhiên cùng hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử. Tối hôm đó, chính quyền đã tiến hành chiến dịch đàn áp dã man tại đài phát thanh Huế, làm 8 người thiệt mạng. Tiếp bước hành động vô nhân tính này, chính quyền Ngô Đình Diệm không những không thực thi những nguyện vọng thiết tha của Phật giáo mà còn mở những cuộc tấn công quy mô và dã man hơn trên toàn lãnh thổ. Tăng Ni và Phật tử tiếp tục cương quyết bảo vệ chánh pháp và bảo vệ ngọn cờ thiêng liêng trong tinh thần đấu tranh bất bạo động. Cuộc đấu tranh bất bạo động đã lan rộng khắp miền Trung và miền Nam. Trong Tâm thư phát nguyện tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức gởi Hội đồng giáo phẩm Giáo hội Tăng già Việt Nam đề ngày 27 tháng 5 năm 1963, Hòa thượng ghi: “… Phật giáo Việt Nam bất diệt! Lá cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ!… chuyển tới toàn thể tín đồ lời ước nguyện cuối cùng của chúng tôi: Phật tử chúng ta hãy cùng nhau tự nguyện tự giác, bền chí với sứ mạng duy trì Chánh pháp và bảo vệ lá cờ Phật giáo.” Hòa thượng được sự chấp thuận của Hội đồng giáo phẩm, đã tự thiêu để bảo vệ chánh pháp và Phật kỳ vào ngày 11 tháng 6 năm 1963.

Năm màu trong lá cờ thể hiện năm ý nghĩa khác nhau của nhà Phật như sau :

Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.

Đỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.

Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.

Dải dọc ở phía bên phải lá cờ gồm đủ các màu tượng trưng cho tinh thần hòa bình và đoàn kết của Phật Giáo thế giới.

Minh Thịnh sưu tầm
Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken - Chùa Vĩnh Nghiêm
Từ khóa:

lá cờ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 687
  • Tháng hiện tại: 62259
  • Tổng lượt truy cập: 9578677

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá