Ái ngữ chính là: lời nói dịu dàng, êm ái ngọt ngào, dễ nghe dễ thương, phát xuất từ lòng từ bi hỷ xả, phát xuất từ tâm thanh tịnh, phát xuất từ tấm lòng thương người như thể thương thân. Ái ngữ không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi, không phải là lời nói hoa mỹ, không phải là lời nói tâng bốc khách sáo, cốt sao cho đẹp lòng người nghe, một cách không thực, đôi khi hàm chứa dụng ý bên trong. Ái ngữ có tác dụng đem lại an vui, bình yên thanh thản cho người nghe. Ái ngữ có tác dụng an ủi vỗ về những tâm hồn nhiệt não, âu lo sợ sệt.
Người xuất gia không thể có tâm tham, phải quét trừ cho sạch tâm này, nếu không sẽ không đủ tư cách làm người xuất gia. Nếu còn tham cái này, tham cái kia, cái gì cũng tham, càng nhiều càng tốt, thậm chí vơ vào hết mọi thứ rác rưởi để tích trữ lại, như vậy quả là đáng thương đến cực điểm vậy!
I.- Dẫn : Mỗi ý nghĩ, hành động, lời nói của chúng ta đều gây ra nghiệp lành, dữ và nghiệp ấy sẽ tạo ra quả báo cho hiện tại hay tương lai. Nghiệp dẫn chúng sanh trong luân hồi, nghiệp tạo cho con người có những hoàn cảnh khác nhau: Kẻ giàu, người nghèo, kẻ sang, người hèn... cho nên hiểu được thiện ác, nghiệp báo chúng ta sẽ củng cố được niềm tin của mình vững chắc hơn, nhờ đó việc tu học để giải thoát càng thêm tinh tấn.
Quy y Tam Bảo: Việc lớn nhất trên đời; Quy y Tam Bảo: Quay đầu lại đến được bờ; Quy y Tam Bảo phải giữ giới; Quy y Tam Bảo không phải để hùa theo đám đông; Cấp tốc lên đường Phật đạo;
Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị chủ quăng bỏ ra ngoài bờ sông. Cạnh bờ sông có một vị sư già sống trong một am cốc nghèo nàn, ngày ngày đi khất thực để sống. Trông thấy con chó đói bệnh, vị sư động lòng từ mẫn, đem về săn sóc, chia sớt cho nó phần ăn hàng ngày sư xin được, tắm rửa, xức thuốc cho nó. Chẳng bao lâu nhờ sự tấn tâm của sư mà con chó khỏi bệnh, lông lá mọc lại trên thân, trở thành một anh chó bảnh bao, dễ nhìn. Nhà sư đặt tên nó là “Tu Ði”, có ý muốn thọ ký nó phát tâm tu hành để chuyển nghiệp chó.
Lục độ Ba-la-mật là pháp tu của hàng Bồ tát, được hiểu một cách khái quát là sáu phương tiện đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác. Tuy nhiên ý nghĩa “qua bờ kia” chưa diễn đạt hết tinh tuý của từ Ba-la-mật, vì Bồ tát không chỉ an vị tại bờ giác, mà mục đích tu hành của Bồ tát thừa là một mặt tự hoàn thiện mình, một mặt cứu độ chúng sanh. Các ngài làm tất cả các Phật sự nhưng không có tâm mong cầu kết quả, không chấp trước vào người làm, vào phương tiện làm và vào chúng sinh là đối tượng của việc làm. Đây là đạo đức vô hành, là tam luân không tịch, là vô sở cầu vô sở đắc.
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa kể từ khi Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma vượt muôn vạn dặm gian khổ từ Ấn Ðộ sang truyền pháp, chủ trương “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, trải qua năm đời đến đời Lục Tổ Huệ Năng mới phát huy thật sáng lạng rực rỡ.
Chữ “Đức” được mọi người nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống, trong sự dạy dỗ con cái, khuyên răn con người sống cho phải đạo. Vậy thì chữ Đức này mang ý nghĩa gì? Cách đây 2600 năm, Lão Tử đã viết bộ Đạo Đức Kinh gồm có vào khoảng 5000 chữ, 81 chương. Tại sao một tác phẩm chỉ có mấy ngàn chữ trải qua thời gian dài như thế mà không hề suy giảm đi giá trị tư tưởng, ngược lại con người ngày hôm nay lại đang cố tìm hiểu cũng như diễn giải tư tưởng thâm sâu mong sao có thể áp dụng cho phù hợp với đời sống con người hiện đại.