Phật giáo trong đời sống tâm linh người Việt Nam

Đăng lúc: Thứ sáu - 09/11/2012 11:48 - Người đăng bài viết: Redakteur
Phật giáo thực sự đã thấm sâu vào tư duy, sinh hoạt, ghi đậm dấu ấn trong văn hóa Việt. Đến đời nhà Lý (1009-1224), nhà Trần (1225-1400), Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo cho tới ngày nay. Cả nước hiện có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam Bảo, 45.000 tăng ni, 14.775 chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất.
Chùa cổ Thắng Nghiêm (Chùa Cự Khê, H. Thanh Oai)

Chùa cổ Thắng Nghiêm (Chùa Cự Khê, H. Thanh Oai)

Tôi tình cờ gặp lại Trần Lan Anh, 35 tuổi, khi dạo quanh một ngôi chùa trong lòng Hà Nội. Khá bất ngờ vì trước đây chị không hề hứng thú cúng bái chùa chiền, thậm chí chưa từng lui tới những nơi này.
Biết tôi ngạc nhiên, chị giải thích: “Lấy chồng rồi, hay theo mẹ chồng lên chùa lễ Phật vào những ngày rằm, mùng một hay những ngày lễ lớn, dần rồi quen. Sau đó cứ đến dịp là mình sửa soạn hương hoa đến chùa, cầu mong cho gia đình hạnh phúc.”
Đến chùa mới cảm nhận được cái thiền tịnh của chùa, lòng nhẹ nhàng thanh thản khi được giải thoát khỏi những bon chen, xô bồ của cuộc sống đời thường. Đến chùa thắp nén hương thơm lễ Phật, cầu mong bình an, đó là mục đích chung của mọi phật tử.
Ở Việt Nam có rất nhiều người tuy không thường xuyên đến chùa nhưng vẫn quy y Tam Bảo để nương nhờ cửa phật. Nhiều trẻ em khi đầy tháng đã được “bán” lên chùa, gửi Đức Ông cho ngoan ngoãn dễ nuôi, rồi vong linh người chết cũng gửi vào nhà chùa, nương nhờ cửa Phật để khỏi bơ vơ, lưu lạc.
Phật giáo thực sự đã thấm sâu vào tư duy, sinh hoạt, ghi đậm dấu ấn trong văn hóa Việt. Đến đời nhà Lý (1009-1224), nhà Trần (1225-1400), Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo cho tới ngày nay. Cả nước hiện có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam Bảo, 45.000 tăng ni, 14.775 chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất.
Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất chín hệ phái để trở thành một tổ chức hùng mạnh, góp phần tái thiết đất nước với tôn chỉ Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội.
Phật giáo và tín ngưỡng dân gian liên hệ rất mật thiết. Người Việt có tục thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ. Bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp, còn gọi là Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, do được điêu khắc theo phong cách tượng Phật. Hệ thống thờ tổng hợp tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt cũng thường đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa.
Hòa thượng Thích Minh Thanh, trụ trì chùa cổ Thắng Nghiêm, cho biết Phật giáo Việt Nam gồm ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Tịnh độ tông là hình thức tu chủ yếu dựa trên tha lực của Phật và tụng niệm kinh A di đà, là phương pháp “dễ tu, dễ chứng nhưng lại khó tin, khó hiểu”. Thiền tông chú trọng tĩnh tâm, loại bỏ mọi suy nghĩ, tạp niệm, với tôn chỉ “trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” hay là dùng tâm chuyển tâm. Còn Mật tông thì tụng niệm mật chú và ấn quyết để đạt tới giác ngộ.
Các chi phái du nhập vào Việt Nam đều có phát triển riêng, ví dụ như Mật tông chia thành 2 chi phái Tây Mật của Ấn Độ và Đông Mật của Việt Nam, dù vẫn không có nhiều khác biệt về phương pháp thành trì (đạt giác ngộ). Bên cạnh đó, có thể kể tới Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng do Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) sáng lập mang nhiều đặc trưng triết học Việt Nam.
Nằm tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km về phía Nam, chùa Thắng Nghiêm gần 2000 năm tuổi là nơi xuất thân của 3 vị quốc sư trong thời kỳ phong kiến, cũng là nơi nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn (1232-1300) suốt 13 năm tuổi thơ của ông.
Giống như bao ngôi chùa làng quê khác ở Việt Nam, chùa Thắng Nghiêm tĩnh tại đã hòa quyện và trở thành một bộ phận trong đời sống của người dân Cự Khê. Chùa giảng pháp vào thứ Bẩy hàng tuần, tổ chức nhiều hoạt động tâm linh phong phú như phóng sinh, chữa trị bệnh theo các phương pháp cổ truyền...
Trụ trì Thích Minh Thanh cho rằng điều quan trọng nhất đối với sự phát triển của Phật giáo là vai trò của người truyền đạo. Ông dạy: “Phải giữ được cái tâm cho sáng. Người truyền đạo phải luôn hướng tới thanh tịnh và không sợ nghèo khổ, tránh sự xa hoa, không chỉ về vật chất mà trước hết là ở trong tâm”./.

Lê Hà-Thu Hiền (Vietnam+)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 671
  • Tháng hiện tại: 20864
  • Tổng lượt truy cập: 10420554

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá