NGHĨA QUY Y TAM BẢO

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/10/2011 19:20 - Người đăng bài viết: Redakteur
QUY Y TAM BẢO

QUY Y TAM BẢO

Quy y Tam bảo nói cho đủ là Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.

- Quy y Phật là gì?

Quy y Phật nghĩa là trở về và nương tựa, đó là từ xưa của Ấn Độ. Ngày nay người ta hay dùng chữ khác là nhập môn, tôn làm thầy để trở thành đệ tử. Nhưng nói cho đúng nghĩa Quy y là tôn thờ, tôn kính với trọn lòng tha thiết.
Vậy khi chúng ta quy y Tam bảo nghĩa là từ đây chúng ta là đệ tử của Đức Phật, học theo Chánh Pháp, nương tựa với chư Tăng.
Phật là gì?
Như chúng ta đã biết Đức Phật là một người như mọi người, như chúng sinh như mọi chúng sinh, nhưng là một con người phi thường. Từ vô lượng kiếp xưa Ngài đã tu tập hoàn thiện chính mình rất là tuyệt hảo, Ngài đã tích lũy vô lượng công đức, rèn luyện vô biên giới hạnh, làm lợi ích vô biên khắp chúng sinh. Khi công thành viên mãn đến kiếp cuối cùng, Ngài hiện thân ở nước Ấn Độ và tu thành quả vị Phật. Ở quả vị Phật này, Ngài đã đạt được sự giác ngộ tận cùng tuyệt đối, đạt được sự vô ngã hoàn toàn, lòng từ bi phủ trùm, Ngài thương yêu tất cả chúng sinh. Ngài thấu rõ bản thể của vũ trụ pháp giới, từ đó khuyên chuyện gì mà Ngài không biết. Ngài thấu suốt lại vô lượng kiếp của chính mình, thấy rõ đường đi luân hồi Nhân Quả của chúng sinh. Ngài vĩnh viễn không còn si mê đọa lạc, biết rõ bản chất của cuộc đời là ràng buộc, khổ đau. Từ sự giác ngộ này, Ngài trở thành đống nhất với vũ trụ pháp giới, chúng ta gọi là đạt được sự giải thoát hoàn toàn viên mãn đến tuyệt đối.
Nay chúng ta hiểu được Đức Phật, tin được Đức Phật và đến quỳ dưới chân Ngài để từ đây là đệ tử của Ngài.
Khi chúng ta là đệ tử của Phật, chúng ta hiểu được những ý nghĩa sau:
* Thứ nhất là sự tối cao trong vũ trụ này không phải là một thần lịnh mà là sự giác ngộ. Nên khi chúng ta quy y Phật là chúng ta cũng tự đặt ra một mục tiêu, một lý tưởng là hướng về sự giác ngộ, sự giải thoát.
* Thứ hai là Đạo Phật có khác với các tôn giáo khác. Ở các tôn giáo khác đấng tối cao là một vị Thượng đế một thần linh mà không ai có thể đạt đến địa vị đó, chỉ có vị đó là tối cao duy nhất. Còn ở Đạo Phật, đấng tối cao là đấng Giác ngộ. Tất cả chúng sinh nếu biết tu tập, đi đúng đường, với sự nỗ lực phi thường thì ai cũng có thể đạt được sự giác ngộ như vậy. Đây là tính nhân bản của đạo Phật.
Ngoài ra khi Quy Y Phật chúng ta cũng còn được dặn dò một điều là khi đã Quy Y Phật rồi, từ đây không còn Quy Y theo tà thần quỷ vật nào khác. Nghĩa là khi đến ngôi đền, ngôi miếu nào đó chúng ta không còn phải lễ lạy nữa. Vì đến với Phật Pháp chúng ta chỉ cúi đầu trước sự từ bi, trước trí tuệ, trước sự giác ngộ, trước sự giải thoát chứ không cúi đầu trước cái gì gọi là quyền lực siêu nhiên. Đây là điều mà quý Phật tử phải nhớ trong ý nghĩa Quy Y Phật.

- Quy Y Pháp là gì?

Pháp là lời dạy của Đức Phật. Khi chúng ta Quy Y Pháp nghĩ là từ đây chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta học hỏi những lời dạy của Ngài để lại trong kinh điển, sách sử. Tuy nhiên ý nghĩa về Pháp rất rộng, Pháp còn có nghĩa là chân lý, là lẽ phải.
Có một lần đi ngang qua khu rừng, Đức Phật hái một nắm lá, đưa lên hỏi các đệ tử của Ngài:
- Nắm lá trong tay của ta so với lá trong khu rừng này là nhiều hay ít?
Các đệ tử của Ngài đáp:
- Bạch Thế Tôn, năm lá trong tay của Đức Thế Tôn là ít, lá trong rừng rất là nhiều.
Đức Phật nói:
- Này các Tỳ kheo! Cũng vậy, nhưng điều mà ta biết như lá trong rừng, những điều ta nói như lá trong bàn tay.
Nghĩa là trong 45 năm Đức Phật thuyết pháp mặc dù rất nhiều nhưng chỉ là một phần rất nhỏ so với chân lý trong vũ trụ này.
Tuy nhiên, đó là nền tang, là thềm thang để chúng ta đến với chân lý. Và như vậy, khi một người đệ tử của Đức Phật, học hỏi giáo pháp của Đức Phật thì không được hạn chế trên những gì thuộc về hình thức của Đạo Phật.
Không phải bất cứ điều nào mang nhãn hiệu của Đạo Phật đều được chúng ta tin nhận lập tức, vì qua mấy ngàn năm, đã có những sự phat trộn nhiều tư tưởng từ bên ngoài. Chúng ta phải tỉnh táo suy xét xem những tư tưởng đó có phù hợp với các giáo lý căn bản của Đạo Phật từ trước không.
Có những giáo lý, những lời dạy, những tư tưởng không phải của Đạo Phật mà là của một danh nhân, một nhà tư tưởng nào đó, nói lên, nhưng khi chúng ta bình tâm suy xét thì chúng ta thấy điều này hợp với lẽ phải thì chúng ta vẫn tôn kính, vẫn chấp nhận. Vì chân lý là lẽ phải.
Cho nên ý nghĩa Quy Y Pháp là chúng ta nương theo lời dạy của Đức Phật đồng thời cũng biết tôn trọng học hỏi những lẽ phải từ mười phương khắp thế giới không hạn cuộc.
Khi Quy Y Pháp chúng ta cũng được dặn dò thêm từ đây không được Quy Y tà giáo ngoại đạo. Từ đây chúng ta không còn học những kinh sách bậy bạ mà không dựa trên luật Nhân Quả Nghiệp Báo. Chúng ta không mê muội theo những điều chỉ do sự vẽ vời tạm bợ nào đó chứ không có thực.
Gần đây có một số giáo phái phao lên là đã sắp đến ngày tận thế, họ kêu gọi mọi người đóng tiền cho họ để được cứu rỗi. Hoặc họ tin vào những thần linh nào do họ đặt, do họ dựng lên làm cho tín đồ họ mê muội tin theo, không tự kiểm soát lấy chính mình, không dựa vào luật Nhân Quả. Đó là tin vào tà giáo ngoại đạo.
Vì vậy khi chúng ta Quy Y Pháp, nương vào lời dạy của Đức Phật, tin vào những lẽ phải ở khắp nơi và loại bỏ những gì tà mị, mê tín sai lầm.

- Quy Y Tăng là gì?

Tăng là những người xuất gia từ bỏ gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành lời dạy của Đức Phật. Ở đây chúng ta chỉ nói những vị chân tu.
Khi chúng ta Quy Y Tăng, chúng ta nương tựa vào Mười Phương Tăng không riêng vị Thầy Bổn Sư của mình.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải có sự gạn lọc suy xét. Mặc dù chúng ta quý kính chư Tăng nhưng chúng ta phải biết nhận xét những chư tăng nào mà mà mình thấy chân chính thì mới tôn kính. Vì thời đại này càng lúc càng xa Phật, trong Phật Pháp đã có sự dễ dãi lỏng lẻo, cho nên có những người tuy mang hình tướng chư Tăng nhưng sự thật nội tâm và hành động không giống như vậy. Do đó chúng ta không dựa vào hình thức để đặt lòng tôn kính mà phải dựa vào thực chất, nghĩa là phải biết rõ, phải nhận xét thấy những chư Tăng chân chính, mình mới nương tựa, mới học hỏi, mới tôn kính.
Ngoài ra nơi ý nghĩa Quy Y Tăng này, chúng ta còn được dặn là từ đây không được Quy Y thần tà, bạn ác. Nghĩa là những người nào không có cuộc sống tuơi đẹp, trong lành để mình có thể học hỏi thì không được thân cận học hỏi họ. Chỉ khi nào đạo lực mình rất vững. mình có khả năng giáo hóa. Còn trong khi mình đang nương tựa học hỏi thì nên tránh những thầy tà, bạn ác.
Đó là ý nghĩa Quy Y Tam Bảo, Phật – Pháp – Tăng.
 

 


Nguồn tin: Minh Thịnh sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 9
  • Khách viếng thăm: 6
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 586
  • Tháng hiện tại: 66003
  • Tổng lượt truy cập: 9652748

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá