Ý Nghĩa Của Việc Tụng Kinh

Đăng lúc: Thứ năm - 08/03/2012 20:15 - Người đăng bài viết: Redakteur
Tụng là đọc rõ ràng thành tiếng, có âm điệu ngân nga trầm bổng, theo nhịp mõ tiếng chuông, khi nhặt khi khoan một cách hài hòa đạo vị.
Ý Nghĩa Của Việc Tụng Kinh

Ý Nghĩa Của Việc Tụng Kinh

Kinh là những lời dạy quý báu của Đức Phật và của chư thánh đệ tử truyền lại, được kiết tập lại thành pho, thành bộ, có lớp lang mạch lạc, có chủ đề, có nội dung lẫn hình thức của một văn bản hoàn chỉnh, phù hợp với căn cơ trình độ của mọi người và phù hợp vởi chân lý các pháp, với sự thật khách quan của vạn vật. Tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người lãnh hội, thể nhập khác nhau mà mang đến những lợi ích lớn nhỏ khác nhau.

Tụng kinh là đọc lại những lời dạy của Đức Phật một cách thành kính tha thiết trong khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh. Những lời Phật dạy là những khuôn vàng thướcngọc, nghĩa lý mầu nhiệm sâu xa. Chúng ta tụng chỉ một hai lần thì không sao lãnh hội hết được, nên cần phải tụng đi tụng lại nhiều lần. Tụng kinh là để ôn lại và nghiền ngẫmnhững lời đạo đức tốt đẹp, những chân lý cao siêu mà Đức Phật muốn truyền đến mọi người, càng tụng nhiều lần ta tỏ rõ sâu xa hơn, càng thấm thía hơn những lời Phật dạy, tỏ rõ sâu xa hơn những giá trị chân lý của cuộc đời, như cổ nhân đã nói :

Sách xưa chẳng chán trăm lần đọc,Đọc kỹ suy cùng ý vị sâu.

Tuy nhiên, đọc tụng và tư duy chỉ là phần lý thuyết, điều cốt lõi mà Đức Phật mong muốn ở chúng ta phải nỗ lực tu tập hành trì, tức là đem những lời dạy quý báu của Đức Phật ứng dụng vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Do đó, trong mỗi giờ mỗi khắc chúng ta phải kiểm soát và tự điều chỉnh mọi tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi cử chỉ sai lầm của mình, để ba nghiệp lần lần thanh tịnh an lạc giải thoát giác ngộ.

Mặt khác, sự tụng niệm còn có sức mạnh cảm hóa tha nhân, thức tỉnh lòng người, cải tà quy chánh, bỏ dữ làm lành, tách khỏi bến mê, quay về bờ giác. Ngoài những lợi ích thiết thực cụ thể vừa nêu, sự tụng kinh còn có những tác động vô hình, cảm ứng nhiều điều mầu nhiệm lạ thường không thể giải thích được. Cho nên trong các thời khóa tụng niệm. liệt vị tổ sư tiền bối có soạn thêm các lời tán thán, hồi hướng và cầu nguyện.

Tóm lại, sự tụng kinh có nhiều lợi ích to lớn không thể nghĩ bàn, như Tổ Thiên Thai Trí Giả nhờ tụng kinh Pháp hoa mà nhập định, nhiều lần thấy Pháp hội Linh sơn uyển chuyển hiện ra trước mắt, như Đức Lục tổ Huệ Năng khi còn là cư sĩ do nghe thương khách tụng kinh Kim Cang mà minh tâm kiến tánh và hãy còn nhiều vị Tăng Ni cư sĩ trong quá khứ cũng như hiện tại nhờ thọ trì đọc tụng, nghiền ngẫm tư duy những lời kinh tiếng kệ mà ngộ đạo. Do đó chúng ta không nên xem thường các thời khóa tụng niệm, hãy lập nguyện tu hành, chớ có xao lãng. Cuối cùng, chúng tôi xin được kết thúc bằng hai câu đối của người xưa đã dạy:

Sớm trống tối chuông nhắc nhở khách trần qua biển khổ,Câu kinh hiệu Phật thúc giục người tục thoát sông mê.

Tỳ kheo Thích Chơn Không
Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken - Chùa Vĩnh Nghiêm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 120
  • Tháng hiện tại: 35485
  • Tổng lượt truy cập: 10326814

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá