Lễ Vu Lan & ngày "mở cửa địa ngục"

Đăng lúc: Thứ hai - 29/07/2013 11:18 - Người đăng bài viết: Redakteur
Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn điều này và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân - Rằm tháng 7. Trên thực tế đây thực sự là 2 lễ khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo song xuất phát từ những điển tích riêng biệt.
Lễ Vu Lan & ngày "mở cửa địa ngục"

Lễ Vu Lan & ngày "mở cửa địa ngục"

Cùng lý giải một loạt những thắc mắc về ngày Rằm tháng 7 - ngày lễ "2 trong 1".

Hàng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ để cúng chúng sinh nhân ngày Xá tội vong nhân (ngày "mở cửa địa ngục" và lễ Vu Lan). Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Á Đông.

Lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân có phải là một?

Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn điều này và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân - Rằm tháng 7. Trên thực tế đây thực sự là 2 lễ khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo song xuất phát từ những điển tích riêng biệt. 

Lễ Vu Lan, còn được gọi là lễ “Vu Lan bồn” mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo. Truyền thuyết kể về sự ra đời của ngày nay liên quan tới bồ tát Mục Kiền Liên. Trong kinh Vu Lan của đạo Phật, Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo tu luyện thành công nhiều phép thần thông vẫn không nguôi nỗi nhớ mẹ.

Mẫu thân ông là Thanh Đề đã qua đời, nhưng khi sống gây nhiều ác nghiệp nên bị đày xuống địa ngục làm ngạ quỷ (quỷ đói). Hiếu tử dùng mắt phép biết điều ấy, đã đem cơm xuống địa ngục cho mẹ. 

Nhưng khi ăn, bà Thanh Đề đã không cho cô hồn khác ăn cùng nên cơm hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên đau xót, nhờ Phật Tổ chỉ cách giúp cứu mẹ. Phật Tổ dạy, chỉ có hợp sức của chúng tăng vào ngày Rằm tháng 7 mới mong cứu được mẹ. Mục Kiền Liên làm theo và đã giải thoát được bà Thanh Đề.

Trong khi đó, lễ Xá tội vong nhân lại đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát còn lảng vảng trên trần gian. 

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy. 
Tích khác nói rằng, phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ. Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Riêng ở nước ta, người dân thường tổ chức cả hai lễ ấy vào cùng ngày Rằm tháng 7. Chỉ có điều, người phía Bắc thì trọng ngày Xá tội vong nhân hơn còn miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.

Ở phương Tây cũng có ngày lễ giống Xá tội vong nhân? 

Thực ra, không chỉ người Á Đông mà trên thế giới lễ cúng cô hồn tương tự ngày Xá tội vong nhân cũng tồn tại. 

Đó là lễ hội Halloween mà nhiều người chỉ biết là lễ hội hóa trang ma quỷ. Bản chất thì những hoạt động hóa trang trong ngày lễ này chỉ là do người đời sau thêm vào, còn khởi nguồn của ngày Halloween có rất nhiều điểm tương đồng với ngày Xá tội vong nhân, nhất là ở sự ra đời và ý nghĩa nguyên thủy. 

Lễ hội Halloween (nghĩa là Ma lộ hình) này có từ thời của người Celts cổ, diễn ra vào 31/10 dương lịch. Người phương Tây cổ cho rằng, vào đêm cuối tháng 10, cánh cửa địa ngục sẽ mở ra, ma quỷ từ đó sẽ thoát lên trên trần thế giống như những linh hồn phương Đông.

Đặc biệt, chúng rất thích trêu ghẹo, phá phách cuộc sống của người dân. Cũng vì thế mà trong lễ hội này, tập tục đốt lửa, hóa trang thành quỷ không thể thiếu để xua đuổi ma quỷ, tránh bị chúng làm phiền. 

Theo nhiều tài liệu, đây vốn là nét văn hóa truyền thống của người Ireland, Scotland và xứ Wales cổ. Theo thời gian, nó dần trở nên phổ biến toàn cầu với nhiều hoạt động như hóa trang, "trick or treat"… như ngày nay.

Bông hồng cài áo - nét đẹp trong văn hóa Việt Nam.

Dù là ngày lễ đặc trưng của người Á Đông nhưng ở nước ta, có một phong tục rất cao thượng vào lễ Vu Lan mà không ở đâu có được. Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn cha hoặc mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất cha và mẹ thì cài hoa hồng trắng. 

Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ. Ý tưởng này được hòa thượng Thích Nhất Hạnh đề xuất những năm 1960 thực sự trở thành một nét đẹp nhân văn cao cả, đầy ý nghĩa.

Theo Việt Anh/kenh14.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 83
  • Tháng hiện tại: 31656
  • Tổng lượt truy cập: 10230654

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá