MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/06/2012 10:25 - Người đăng bài viết: Redakteur
Mượn ý từ hai câu thơ của Hòa thượng Mãn Giác “Mái chùa che chở hồn dân tộc - nếp sống muôn đời của Tổ tông”, Thượng tọa thượng Chân hạ Quang - Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (BRVT) đã có bài Pháp thoại hết sức ý nghĩa tại chùa Mai Phúc (Gia Lâm – Hà Nội) hôm 20/5/2012 vừa qua với chủ đề MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC.
MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC

MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC

Trước tiên, Thượng tọa nói về vị thế của ngôi chùa trong đời sống xã hội xưa và nay. Hồi đó dân thưa, làng thanh vắng, chùa nhỏ, người đến chùa không đông nhưng tình người, tình làng sâu đậm. Bây giờ người đông nhưng tình người nhạt phai. Ngôi chùa trở thành Câu Lạc Bộ, nơi gặp gỡ. Đến chùa người ta thấy bình yên, tử tế hơn và biết kiềm chế mình.

Xã hội ngày nay đầy rẫy sự sa đọa, lừa lọc, những trò vui tầm thường thì ta càng cần đến một ngôi chùa tâm linh để kéo con người ra khỏi cái xấu, cái ác và cứu được đời con cháu mai sau.

Tiếp theo, đi vào phần chính của nội dung bài Pháp thoại, Thượng tọa phân tích “Để có một ngôi chùa thì công sức của ai”.

Trươc hết là nhờ ơn Chư Phật; sau là nhờ uy đức của Tăng Ni, của Thầy trụ trì.

Nếu gặp một ngôi chùa quạnh vắng ta không đành lòng. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận làm sao xây dựng phát triển mỗi ngôi chùa thành nơi tu học, mang lại lợi ích cho nhiều người. Làm sao để ngôi chùa thật sự là tổ ấm tâm linh. 

Một ngôi chùa mà vắng vẻ, trước hết đó là lỗi của Tăng Ni, kế đến là của Phật tử. Vậy để có được ngôi chùa phát triển hưng thịnh, Tăng Ni phải làm gì?

- Phải có tâm, có lòng hy sinh để làm việc đạo, phải có lòng từ bi, phải tu tập, phải quán từ bi, phải có giới luật nghiêm cẩn. Quan trọng hơn nữa, quí Thầy, quý Sư cô phải tu tập thiền định, có lòng tôn kính Phật cao tột. Nói chung phải có công phu tu tập về tâm linh.

Một yếu tố khác cần cho sự phát triển của ngôi chùa là tài tổ chức của Tăng Ni. Để Phật tử về chùa được yên tâm thì nhà chùa cần chú trọng cho việc xây và giữ gìn ngôi chánh điện, thư viện, nhà vệ sinh, nhà bếp, có quảng trường rộng, có chỗ để xe, cần chỗ học đạo đức cho trẻ, v.v…

Đồng thời để làm nên sự hưng thịnh của một ngôi chùa không thể bỏ qua trách nhiệm của Phật tử. Phật tử đến chùa đông, ủng hộ Phật sự của Tăng Ni, giúp Chư Tăng Ni giữ gìn giới luật, tăng cường  hộ Pháp… ai có công góp công - ai có của góp của. Các Phật tử phải biết giữ gìn đạo tâm cho nhau, bảo vệ thanh danh của ngôi chùa.

Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, Thượng tọa nhấn mạnh “Để có được mái chùa che chở hồn dân tộc, trước hết là nhờ ơn gia hộ của chư Phật, kế đến do uy đức của Tăng Ni và công đức của Phật tử. Nếu có được cả ba yếu tố trên thì mỗi ngôi chùa trên đất nước ta đều trở thành tổ ấm yêu thương, là quê hương tâm linh của mỗi người. Khi đó mái chùa đúng là nơi “Che chở hồn dân tộc”.


Bảo Huệ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 1251
  • Tháng hiện tại: 64105
  • Tổng lượt truy cập: 9580523

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá