Đại hội thành lập Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức.

Đăng lúc: Thứ tư - 26/10/2011 01:20 - Người đăng bài viết: Redakteur
Đại hội thành lập Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức.

Đại hội thành lập Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức.

Sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị. Ngày 22 tháng 10 năm 2011 tại hội trường Viethaus ở trung tâm thủ đô Berlin, đại hội thành lập Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức chính thức khai mạc. Về tham dự đại hội có trên 160 đại biểu, đó là những người đại diện cho các hội đoàn người Việt trên toàn liên bang và 30 khách mời. Có nhiều đại biểu là những nhân sĩ, trí thức đang làm việc trong những cơ sở của người Đức. Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken là hội đoàn duy nhất có nét hoạt động đặc thù có mặt tại đại hội.

Trong diễn văn khai mạc, Ban tổ chức nhấn mạnh rằng, trải qua hơn 20 năm thống nhất của nhà nước Đức. Ở cả hai miền Đông và Tây, có khoảng 125000 người Việt Nam đang sinh sống. Đã đến lúc cộng đồng chúng ta cần có một hội người Việt toàn liên bang. Hội sẽ đại diện cho bà con trước chính quyền Đức và Việt Nam…
Sau phần thảo luận, các đại biểu đã nhất trí đặt tên cho hội là Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức(viết tắt là BVD). Đại hội cũng thông qua phương hướng và nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ 3 năm tới. Bầu Chủ tịch hội và 24 ủy viên ban chấp hành. Bầu ban thường vụ hội đồng thành viên. Ban này có chức năng giúp đỡ ban chấp hành của Hội.
Với số phiếu bầu 104/159, Đại hội đã chọn được người đứng đầu Liên hiệp. Đó là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Thoại, giảng viên khoa toán trường đại học tổng hợp thành phố Trier(Tây Nam Đức). Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken vinh dự được đại hội trọn là một trong số 24 ủy viên ban chấp hành. Là đại diện duy nhất với chức năng hoạt động đa văn hóa của tiểu bang Bayern.
Theo điều lệ, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức là một tổ chức phi lợi nhuận, có thành viên là các hội đoàn và cá nhân người Việt không phân biệt quốc tịch, có mục đích phục vụ và bảo vệ lợi ích của cộng đồng người Việt trước các cơ quan công quyền Đức, Việt Nam và các tổ chức dân sự khác, góp phần xây dựng một một cộng đồng người Việt vững mạnh, đoàn kết, phát triển, hướng nội, hòa nhập, có vai trò và vị thế đối với hai quê hương Đức và Việt.

Trong bài phát biểu chào mừng Đại hội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Đức, ông Đỗ Hòa Bình đặc biệt vui mừng trước việc cộng đồng người Việt ở Đức đã tìm thấy tiếng nói chung để cùng nhau xây dựng một Liên hiệp người Việt tại Đức.

Đại hội thành công mỹ mãn, không thể không nhắc đến đóng góp của những nhà tài trợ. Trong đó phải kể đến Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Vietinbank – chi nhánh tại Frankfurt am Main.
Đại hội bế mạc vào hồi 21 giờ cùng ngày.

Sau đây là tổng hợp một số hình ảnh của đại hội. Trong bài có sử dụng một số ảnh của các đồng nghiệp NguoiViet.de.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại sứ Đỗ Hòa Bình(trái) chúc mừng Chủ tịch liên hiệp GS-TS Nguyễn văn Thoại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài và ảnh: Chánh Trường
Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken - Chùa Vĩnh Nghiêm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 2098
  • Tháng hiện tại: 64952
  • Tổng lượt truy cập: 9581370

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá