Kiều Bào Việt ‘Nương Náu” Phật Pháp Để Ấm Hơi Quê Nhà

Đăng lúc: Thứ tư - 12/12/2012 20:03 - Người đăng bài viết: Redakteur
“Phật giáo chính là sợi dây giúp kiều bào ta gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, để họ không còn đơn lẻ nơi xứ người và luôn thấy hồn Việt bên mình”, ông Nguyễn Phú Bình – Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ.
Kiều Bào Việt ‘Nương Náu” Phật Pháp Để Ấm Hơi Quê Nhà

Kiều Bào Việt ‘Nương Náu” Phật Pháp Để Ấm Hơi Quê Nhà

Chùa Việt trải khắp thế giới
Cứ 8h sáng, cậu bé Dilip ở làng Bhojwan Tika Bigha tại Bodhgaya (Ấn Độ), đều đặn cắp sách đến trường Trung học và chuyên nghiệp Tình thương do Phật tử Việt Nam tài trợ.
Đây là một trong số những điểm từ thiện do người Việt khắp nơi đóng góp tiền xây dựng. Ni sư Từ Tâm (tên tục là Trần Thị Cúc) sáng lập ra ngôi trường xuất phát từ suy nghĩ “Có cái chữ sẽ thay đổi cuộc đời những đứa trẻ”.
Theo giám đốc trường, tên gọi “trường Trung học và chuyên nghiệp Tình thương do Phật tử Việt Nam tài trợ” không thể thay đổi bởi đây là công sức của hàng nghìn Phật tử Việt cả trong và ngoài nước.
Cũng ngay trên mảnh đất Đức Phật vào cõi Niết Bàn – Kushinagar (Ấn Độ), ngôi chùa Linh Sơn Việt Nam do ni sư Thích Nữ Trí Thuận trụ trì được duy trì hoạt động nhờ đóng góp của Phật tử Việt Nam trên khắp thế giới.
Tại đất nước Canada rộng lớn đa sắc tộc, đa văn hóa, Đại tòng lâm Tam Bảo Sơn ở thị trấn Harrington (tỉnh Quebec, cách thủ đô Ottawa 140km) được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất của cộng đồng người Việt ở Canada.
Sau 15 năm khai phá và xây dựng, bằng sự đóng góp của đông đảo Phật tử và bà con trong cộng đồng người Việt ở Canada và Bắc Mỹ, Tam Bảo Sơn khai trương vào năm 2003. Đến nay, Tam Bảo Sơn thực sự trở thành cầu nối của cộng đồng người Việt ở Canada không phân biệt nghề nghiệp, chính kiến, giàu nghèo.


Quang cảnh Tam Bảo Sơn ở Canada (Ảnh: ĐVO)

Mới đây vào tháng 5/2012, sau 7 tháng xây dựng trùng tu, chùa Hòa Lạc tọa lạc tại miền Tây Kansai, Nhật Bản vừa tổ chức lễ khánh thành trang nghiêm và đạo vị nhân mùa Phật đản PL.2556.
Được biết, đây là ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam sống ở miền Tây, Kansai. Chùa được thiết kế theo kiến trúc đặc trưng của chùa Việt Nam với các pho tượng Phật được tôn tạo bằng đồng, Tiêu Diện, Hộ Pháp và các Án Thờ đều đặt và đúc tại Huế. Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng là nơi ẩn chứa tâm nguyện lớn của bao nhiêu người con Việt sống tha hương.

Chùa Hòa Lạc (Nhật Bản)

Trên đây là một số trong những ngôi chùa của người Việt trải khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi ngôi chùa mang một dáng vẻ, kiến trúc có thể khác nhau nhưng tựu chung đều là “ngôi nhà tâm linh” của những người con xa xứ.
“Từng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm UB Người VN ở nước ngoài, tôi thấy kiều bào ta ở nước ngoài, người theo đạo Phật rất nhiều. Phật giáo chính là sợi dây giúp Việt kiều gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, để họ không còn đơn lẻ nơi xứ người và luôn thấy hồn Việt bên mình.
Rất nhiều ngôi chùa Việt như chùa Trúc Lâm tại Pháp, những chùa Việt ở Ấn Độ, Nepal, ở các nước Đông Âu đã được kiều bào xây dựng. Kiều bào Phật tử thường mời chư Tăng trong nước sang để tổ chức các hoạt động hoằng pháp và bà con ở đó thành tâm coi mình là bộ phận của Phật giáo trong nước”, ông Nguyễn Phú Bình cho hay.
Thành viên xa xứ của “Gia đình Phật giáo Việt Nam”
Trong chủ đề thuyết giảng “Phật giáo với dân tộc”, Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW, Trưởng BTS Phật giáo TP Hà Nội đã đề cập đến việc nên thành lập một ban chuyên hoằng pháp dành cho bà con người Việt ở nước ngoài. Bởi theo HT. Thích Bảo Nghiêm, kiều bào ở nước ngoài chính là lực lượng nòng cốt để hộ trì, nắm giữ giềng mối Phật pháp.

Chùa Vĩnh Nghiêm Tp Nürnberg/ Đức

Trải qua 6 nhiệm kỳ, Giáo hội Phật giáo VN đã công nhận 6 chi Hội Phật tử Việt Nam tại các nước Châu Âu gồm Nga, Đức, Séc, Hungary, Ba Lan và Ucraina.
“Có thể nói đây là một thành tựu của Giáo hội trong việc xây dựng các Hội Phật tử ở nước ngoài, thực chất là xây dựng hội của những người bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa người Việt. Thông qua đó, duy trì nếp sống, sinh hoạt của người Việt ở nước ngoài. Các Hội Phật tử không chỉ vận động bà con người Việt hướng về quê hương mà còn vận động tất cả mọi người hiểu về người VN, đất nước VN. Việc làm đó là rất tốt.”, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ nhận xét.


Hồn Việt trong một ngôi chùa ở New York.

Đại hội VII: Gắn kết hơn những Phật tử Việt kiều
Theo thông tin từ cuộc họp báo về Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ diễn ra từ 21 – 24/11, Đại hội năm nay sẽ có sự tham gia của 10 tăng ni Phật tử kiều bào.
Đóng góp ý kiến cho Đại hội VII, Đại Đức Thích Quang Thanh, Chánh Thư ký Ban PGQT TW GHPGVN cho rằng GHPGVN cần quan tâm, hỗ trợ và động viên nhiều hơn nữa về mặt tâm linh cho Phật tử Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại hải ngoại. Cụ thể bằng những khóa tu học Phật pháp, các diễn đàn hội thảo Phật giáo, thuyết giảng, chia sẻ kinh nghiệm thu học Phật pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn cảnh thực tế của Phật tử hải ngoại, phù hợp với truyền thông văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như nước sở tại.
Đại Đức cũng nhấn mạnh về việc củng cố đội ngũ con em Phật tử Việt kiều nhằm kế thừa di sản truyền thống văn hóa Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.
Những giải pháp được đưa ra là các khóa tu học ứng dụng Phật pháp dành riêng cho các thanh thiếu niên Việt kiều; lắng nghe, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm sống thực tế qua lời dạy của Đức Phật với sự hài hòa phong tục tập quán của Việt Nam và nước sở tại nhằm hướng dẫn các em đi đúng mục tiêu tương lai của chính mình.
Theo lời Đại Đức, “Ban tặng các em những gì chúng ta đang cần, và nói với các em những điều chúng ta đang muốn hiểu biết. Có như vậy, giới trẻ hải ngoại sẽ tự động truy tìm những viên ngọc quý báu qua lời dạy của Đức Phật mà các em đang cần từ những ngôi chùa Phật giáo mang đậm nét truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta”.


Nguồn tin: Theo Vietnamnet
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 48
  • Khách viếng thăm: 9
  • Máy chủ tìm kiếm: 39
  • Hôm nay: 678
  • Tháng hiện tại: 66095
  • Tổng lượt truy cập: 9652840

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá