GIỖ QUỐC TỔ VUA HÙNG

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/03/2014 06:30 - Người đăng bài viết: Redakteur
Giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa sâu sắc và cao quý, đó là đạo lý, là ý thức, là tình cảm của mỗi người con Việt Nam gắn bó với cội nguồn dân tộc. Nó mang tính triết lý “trăm con một bọc” – Đồng bào.
Giỗ Quốc Tổ Vua Hùng

Giỗ Quốc Tổ Vua Hùng

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Câu ca dao ấy, từ ngàn đời đã đi vào sâu thẳm tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Mỗi năm vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, dù ở bất cứ nơi đâu, trong nước hay ngoài nước, chúng ta đều hướng tâm về đền Hùng, nơi cội nguồn dân tộc Việt, nơi có dòng máu ông cha đang hòa trong dòng máu con người chúng ta hôm nay, để chúng ta mãi nhớ chúng ta là người Việt Nam, “máu đỏ, da vàng”, mình là “con Rồng, cháu Tiên”.

Giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa sâu sắc và cao quý, đó là đạo lý, là ý thức, là tình cảm của mỗi người con Việt Nam gắn bó với cội nguồn dân tộc. Nó mang tính triết lý “trăm con một bọc” – Đồng bào.

Đây chính là biểu hiện tinh túy nhất, cao đẹp nhất của tinh thần đoàn kết, tình cảm gắn bó của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Dù là người con nào của đất mẹ Việt nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc chí Nam, đồng bào trong nước và đồng bào xa Tổ quốc, đều là con Lạc cháu Hồng, đều là con một nhà.

Chính ý thức đó, tình cảm đó đã hun đúc nên tâm hồn Việt nam, tôi luyện nên bản lĩnh văn hóa Việt nam, thôi thúc mỗi người con Việt nam chung lưng đấu cật, sát cánh trong các cuộc chống giặc ngoại xâm.

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Đền Hùng đã được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận: “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm”.

Về khía cạnh văn hóa, giỗ tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn công lao tổ tiên như là đạo lý gốc của dân tộc Việt Nam. Về mặt lịch sử, giỗ Tổ Hùng Vương là sự khẳng định về Nhà nước Việt Nam là đất nước có hàng ngàn năm lịch sử. Thời đại Hùng Vương và Nhà nước Văn Lang là một thời kỳ lịch sử hùng tráng trong lịch sử nước Việt. Một lịch sử mà sự khắc nghiệt thời gian và sự tàn khốc dưới ách đô hộ hơn một nghìn năm Bắc thuộc cũng không thể xóa nhòa. Gắn liền với truyền thống về Cha Rồng – Mẹ Tiên và bọc trăm trứng, về Sơn Tinh-Thủy Tinh, về Thánh Gióng… lịch sử thời đại Vua Hùng là lịch sử dân tộc ta dựng nước và giữ nước, gian khổ trường kỳ đấu tranh chống họa xâm lăng.

Giỗ tổ Hùng Vương là hành trình tìm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, với ý chí và khát vọng độc lập, tự do, tự chủ, tự cường. Giỗ Tổ Hùng Vương góp phần bồi đắp thêm và làm sáng ngời chân lý: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Với những ý nghĩa đó, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức kết hợp cùng Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken, Trường VÕ LÂM và hội Zen Dao e.V. Regensburg sẽ long trọng tổ chức Lễ Hội: GIỖ QUỐC TỔ VUA HÙNG.

Buổi lễ bắt đầu từ 13h00 đến 20h00 ngày Thứ Bảy 12.04.2014

tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken,

Địa chỉ: Castellstr. 60, 90451 Nürnberg – CHLB Đức.

Ban tổ chức trân trọng kính mời tòan thể quí đồng hương, đồng bào bỏ chút ít thời gian đếnTrung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken để chúng ta cùng nhau thắp một nén hương dâng lên quốc tổ, cầu nguyện cho Quốc thái Dân an, cho dân tộc Việt nam luôn được ấm no và hạnh phúc.

Trong buổi lễ giỗ tổ vua Hùng sẽ tái hiện lại nhiều tiết mục tế lễ và Văn hóa rất phong phú, đậm nét văn hóa dân tộc.

Để cho buổi lễ giổ tổ được trang trọng và đầy ý nghĩa, xin quí đồng hương, đồng bào vui lòng đến tham dự đúng giờ.

Qúi đồng hương, đồng bào cũng có thể đóng góp tài chánh và thực phẩm, giúp ban tổ chức có phương tiện để buổi lễ được thêm phần hoàn hảo.

Mọi sự đóng góp, xin vui lòng liên lạc các thành viên thay mặt ban tổ chức như sau:

-VBKZ Franken e.V.          Tel: +49 911 923 00 082

-Ô. Nguyễn Văn Mười,   Mobil: +49 176 702 51 100

-Ô. Lâm Quang Ngọc,     Mobil: +49 176 632 41 848

-Ô. Trần Thanh Phong,  Mobil: +49 151 178 43 488

-Ô. Trương Lê Mịnh,           Tel: +49 941 280 2045 (Regensburg)

-Ô. Dương Thanh Tâm, Mobil: +49 160 991 19 889 (Marktredwitz)

-Bà. Tống Thị Thanh,        Tel: +49 961 470 2 714 (Weiden)

T/M Ban tổ chức Lễ Hội

Trưởng ban

Nguyễn Văn Mười

CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI „GIỖ QUỐC TỔ VUA HÙNG“ 

oo0oo

12h00:   Đón các Đoàn và quý Đồng hương, Đồng bào về tham dự Lễ Hội.

13h00:  LỄ

                   -Trống (hay Cồng) đánh báo hiệu ổn định chỗ ngồi.

                   -Thông qua chương trình.

                   -Giới thiệu thành phần khách tham dự.

                   -Diễn văn khai mạc Lễ Hội.

                   -Nhạc cung đình, Dâng Lễ-Hương.

                   -Tuyên văn Tế Quốc Tổ vua Hùng.            

                   -Tụng kinh cầu nguyện cho Quốc thái Dân an, dân tộc Việt nam luôn được ấm no và hạnh phúc.

     14h30:    THUYẾT TRÌNH LỊCH SỬ

                   -Xem tư liệu lịch sử.

                   -Nghe thuyết trình.

                   -Phát biểu cảm tưởng của đại diện các đoàn, khách.

                   -Quý khách, quý Đồng hương, Đồng bào dự Lễ Hội dâng nén hương bái Quốc TỔ.

     15h00:   -Nghỉ giải lao

    15h30:    VĂN HOÁ VĂN NGHỆ

                  -Chủ đề: ” VIỆTNAM QUÊ HƯƠNG TÔI”

   17h00:   HỘI

                  -Thưởng thức văn hóa ẩm thực dân tộc Việt nam,

                  -Gặp gỡ giao lưu và vãn cảnh chùa.

   20h00:   Kết thúc./.

(Ghi chú: Kính mong quý Đồng hương, Đồng bào mang (mặc,vận…) trang phục dân tộc truyền thống như khăn đóng, áo dài hay trang phục đồng bào vùng cao..v.v..(nếu có) để tham dự Lễ Hội).

Sau đây là một số hình ảnh ở các Lễ hội Giỗ Tổ Vua Hùng tại quê hương Việt nam: 


Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken - Chùa Vĩnh Nghiêm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 75 trong 15 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 136
  • Tháng hiện tại: 40981
  • Tổng lượt truy cập: 9557399

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá