TỤNG KINH HỒI HƯỚNG

Đăng lúc: Thứ bảy - 10/03/2012 19:44 - Người đăng bài viết: Redakteur
Thường thường khi đề cập đến kinh tụng hằng ngày chúng ta gọi là nhật hành thì chúng ta có rất nhiều nghi thức của nhiều truyền thống khác nhau, và mỗi một truyền thống kể cả có khi mỗi chùa cũng có những nghi thức khác biệt. Chúng tôi xin giới thiệu đến qúi vị một căn bản của nghi thức mà như Chư Tăng ở đây thường tụng niệm và nếu vị nào có áp dụng điều này thì chúng ta có thể áp dụng được.
Mỗi buổi tối ở nhà tụng kinh gì?

Mỗi buổi tối ở nhà tụng kinh gì?

Trong tất cả các khoá lễ thì chúng ta có bốn phần.

Phần đầu tiên là lễ Tam Bảo ví dụ như xưng tán ân đức Tam Bảo, thường thường bắt đầu câu "Nhất tâm đảnh lễ .." dĩ nhiên là với người Phật tử thì trong sự thờ phượng Tam Bảo chúng ta đảnh lễ Tam Bảo trước.

và sau phần đảnh lễ Tam Bảo thì chúng ta có một phần gọi là kinh văn, kinh văn là những bài kinh như là bài kinh Girimànanda mà chúng ta mới tụng đọc hay là kinh Hạnh Phúc, kinh Từ Bi hay là kinh Chuyển Pháp Luân, bất cứ bài kinh gì mà chúng ta cảm thấy rằng mình đọc mà mang lại sự tịnh tâm tịnh trí cho chúng ta thì chúng ta gọi đó là kinh văn.

Và kinh văn thì chuyên chở lời dạy của Đức Phật, những đoạn mà chúng ta ghi. Thật ra thì ở nhiều quốc gia Phật giáo người ta còn tụng kinh Pháp Cú, kinh Pháp Cú có 423 bài kệ nhưng chúng ta quen với truyền thống là chúng ta tụng những bản kinh gọi là trường bản tức là bản kinh dài.

Phần thứ ba trong các khóa lễ của chúng ta mang tánh cách vị tha như chúng ta niệm lòng từ hay chúng ta cầu nguyện như cầu an hay cầu siêu. Có đôi khi có một vài bài kinh như kinh Vãng Sanh, hay kinh Cát Tường, chúng ta tụng đọc như là một cách để cầu nguyện cho người tại tiền hay hồi hướng cho người đã mất.

Phần sau cùng mà luôn luôn chúng ta tụng kinh đó là hồi hướng công đức. Hồi hướng công đức thì người Phật tử quan niệm như vầy là mình có bốn đối tượng để hồi hướng:

Thứ nhất là hồi hướng cho Chư Thiên, Đức Phật Ngài dạy rằng đối với hàng thiện thần hộ pháp, đối với Chư Thiên ai mà thương mến Chư Thiên thì Chư Thiên thương mến lại. Ở trong kinh Phật thì có nói rằng Chư Thiên không có thọ dụng thực phẩm mà chúng ta cúng, chỉ hưởng phước do chúng ta hồi hướng, chư thiên là chúng sanh hưởng phước mau nhất tại vì chư thiên rất là dễ tùy hỉ phước tức là vui theo phước báu của người ta làm, có một điều chư thiên hưởng được nhiều của loài người đó là tùy hỉ phước tức là vui theo phước lành của con người, thành ra mình làm phước hồi hướng cho chư thiên.

Đối tượng thứ hai mình hồi hướng là hồi hướng cho các bậc hữu ân và thân nhân quá vãng, thì trong chúng ta ai cũng có người mất hoặc xa hoặc gần hoặc trực hệ thì khi chúng ta tụng kinh hồi hướng thì hồi hướng cho những người đó. Chúng ta cũng cầu nguyện cho hiện tiền phụ mẫu là những người thân của mình. Có một điểm mình nên nhớ đó là thường thường cái nhìn của người đời là có kẻ sống và kẻ chết tức là chúng ta nói người hiện tiền và người khuất mặt, nhưng đúng lý trong kinh Phật thì dù sống hay chết cũng là chúng sanh, chúng sanh ở cảnh giới này hay ở cảnh giới khác. Do vậy trong kinh Phật gọi là hồi hướng công đức thì nhiều khi mình nghĩ hồi hướng cho người chết hay cho những người đã mất, nhưng thật sự người còn mình vẫn hồi hướng công đức. Chúng tôi biết có nhiều khi qúi Phật tử dị ứng về chữ hồi hướng vì nghĩ là ai chết rồi mình mới hồi hướng công đức thành ra lâu lâu chúng tôi cũng dùng chữ khác gọi là hướng nguyện công đức, ví dụ như thỉnh thoảng chúng tôi cũng làm phước cho thân mẫu mà thân mẫu của tôi vẫn còn sống, nếu chúng ta làm phước như vậy gọi là cầu thọ hay cầu phúc chứ mình không nói hồi hướng. Nhưng đúng nghĩa của chữ hồi hướng trong đạo Phật là cho tất cả chúng sinh, chúng sanh ở cảnh giới này hay ở cảnh giới kia đều gọi là chúng sanh, và ngay cả người còn kẻ mất đều hồi hướng.

Đối tượng thứ ba mình hồi hướng là chúng sanh trong cảnh khổ tại vì chúng ta quan niệm rằng như cuộc sống chúng ta sống ở tại đây có rất nhiều người mất đi mà không ai làm phước hồi hướng, những chúng sanh sống khổ thì mình hiểu rằng chúng sanh hiện tiền cũng khổ mà chúng sanh khuất mặt cũng có nhiều chúng sanh khổ, mình cầu nguyện hồi hướng đến chúng sanh bất hạnh vô duyên như chúng ta đọc ở trong sách cụ Nguyễn Du viết về thập loại chúng sanh thập loại cô hồn chẳng hạn, bao nhiêu cô hồn mạnh tử bao nhiêu nhưng chúng sanh và đạo Phật gọi là "peta" là những chúng sanh thiếu phước trong cuộc sống thì hồi hướng cho họ.

Thứ tư là chúng ta hồi hướng đến tất cả chúng sanh và chuyện hồi hướng là một nghĩa cử. Thì chúng ta nói đến chuyện lễ Tam Bảo, tụng đọc kinh văn là hai, chúng ta niệm tâm từ là ba và chúng ta hồi hướng là bốn. Nhưng trong một số trường hợp người ta cũng làm chuyện thứ năm rất là quan trọng mà sau này người ta chỉ đọc đoạn ngắn thôi đó là phát nguyện cho bản thân của mình. Thì mình hiểu căn bản của buổi lễ là có thứ lớp như vậy, thì phần kinh văn tụng cách nào cũng được miễn là có kinh thôi, nghi lễ nào cũng được.

Khi nói đến yếu tính của sự tụng niệm thì có một câu nói nghe rất mơ hồ là người ta nói "Nước lã mà quấy lên hồ," tức là thấy bình thường không có gì hết nhưng lại là một cái gì tạo ra rất nhiều phước lành. Chúng tôi lấy ví dụ là buổi sáng qúi vị nằm ở trên giường hay qúi vị rửa mặt bước lên phòng thờ Phật, thấy không có gì khác biệt nhiều, cũng bàn Phật đó cũng nhang đèn đó, nhưng với một người hiểu đạo thì người đó có thể làm với 10 thứ công đức cho một buổi tụng niệm như vậy.

Mười công đức này đạo Phật gọi là Puññakiriyavatthu là thập công đức. 10 công đức đó là bố thí, trì giới, thiền định, cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước, hồi hướng phước, và cải thiện chánh kiến,10 công đức này nếu mình khéo làm thì có thể gói ghém ở trong một buổi tụng kinh.

Trước nhất, sự bố thí của mình không phải là mình cho người nghèo gọi là bố thí, mà trong đạo Phật gọi là đàn na (Dāna), mình cúng dường hương đăng đến Đức Phật cũng là một hình thức bố thí, tất cả cái gì mình thi hiến cúng dường ban tặng đều nằm ở trong bố thí. Thí dụ buổi sáng thức dạy thắp một nén hương chuẩn bị hoa quả để cúng dường, trong tất cả các buổi lễ đều có phần cúng dường là phần bố thí.

Chúng ta thì không quen nhưng ở trong các quốc gia Phật giáo thì buổi sáng người Phật tử thường tụng tam qui và ngũ giới chẳng hạn như tụng "Buddham. saran.am. gacchāmi" hay là tụng "Pān.ātipātā veraman.i sikkhàpadam. samàdiyàmi " là con nguyện giữ giới không sát sanh, gọi là trì giới, và có những ngày bát quan trai thì cũng thọ giới.

Khi nói đến tham thiền hay nói đến thiền định thì chủ yếu của nghi lễ là niệm tâm từ. Niệm tâm từ là cách để trang trải tâm từ đến chúng sanh đó là một hình thức thiền định.

Hai pháp tiếp theo gọi là cung kính và phục vụ. Cung kính có nghĩa là ở trong cuộc đời của một người sống luôn luôn quan niệm rằng có những giá trị cao trọng hơn cho chính bản thân của mình và đó là một chuyện phúc đức. Con người sống mà mục hạ vô nhân tức là nghĩ rằng ở trên đời không ai bằng mình, không ai để cho mình nghiêng mình xuống, suốt đời xương sống của mình có vẻ cứng đơ không biết qùi lạy cái gì thì mình có vấn đề. Mình sống nếu có được một đối tượng như Đức Phật để mình có thể lạy xuống với tất cả 5 vóc của mình "Gieo năm vóc trần bi sám hối," lạy xuống thì đó là điều phước đức cho mình. Tại vì đó là những giờ phút trong cuộc đời của mình nghĩ rằng mình không có quan trọng bằng Đức Phật. Thành ra sự cung kính là một yếu tính của nghi lễ.

Phần thứ tư là phục vụ tức là hình thức sống cho người khác sống vì người khác, thí dụ như cầu an cầu siêu cũng là phục vụ, mình nghe có người bạn mới mất mình tụng kinh hồi hướng cho người đó, dầu người ta có nhờ hay không nhờ mình cũng tụng kinh hồi hướng cho người đó thì cũng là phục vụ hay là những người thân trong gia đình mình tụng kinh cầu nguyện cũng là phục vụ, đừng xem thường cái đó.

Thuyết pháp thính pháp, mình ở một mình thuyết pháp cho ai nghe nhưng thật sự mình tụng kinh là mình thuyết pháp. kinh điển là có thể nằm ở trong kinh nói gì bây giờ mình tụng đọc có khi mình ở một mình nhưng chư thiên và những chúng sanh ở chung quanh nghe được thì đó gọi là thuyết pháp. Thính pháp tức là mình đọc rồi tự mình nghe lời kinh. Qúi vị biết là kinh điển có nhiều khi lạ lắm, một bài kinh như vậy mà bữa nay tụng mình không thấy gì nhưng mai mốt mình tụng mình thấy có ý nghĩa, tại mình tụng lập đi lập lại thành ra mình tụng kinh vừa là tụng cho người khác mà tụng cho chính mình nữa.

Tùy hỉ phước và hồi hướng phước. Hồi hướng tức là mình làm để mình bỏ đi ngã tính của mình, mình bỏ đi sự vị kỷ của mình, cái gì mình làm thì mình đều nghĩ rằng chia cho mọi người, cái gì mình có được, tương tựa như qúi vị quen nấu ăn, nấu xong đem ra chia cho mọi người, như hồi nhỏ chúng tôi ở trong nhà có nhiều khi mình muốn ăn chè thấy bà thân nấu chè xong không cho mình ăn bắt bưng đầu làng một tô cuối xóm một tô, nhưng hình thức đó cũng là một hình thức sống. Chúng ta cũng vậy khi làm chuyện phước đức gì thì hồi hướng cho mọi người.

Hồi hướng rồi tùy hỉ phước, vui theo phước báu, một trở ngại lớn của chúng ta là chúng ta làm phước xem ra dễ hơn là chúng ta vui với phước người khác, đa số bị cái bệnh là mình làm chuyện tốt thí dụ như bây giờ qúi vị cúng bông qúi vị hoan hỉ, nhưng người khác cúng thì qúi vị nói "ồ bông xấu quá," và qúi vị không hoan hỉ, đó là trở ngại cho chúng ta, tại vì mình không có chia xẻ được những gía trị cao đẹp. Thật ra người sống ở trên đời này mà không vui theo phước của người khác thì khi mình chết người ta hồi hướng phước mình không nhận được, mình muốn nhận được phước người ta hồi hướng là mình biết vui theo phước của người khác. Thời Đức Phật còn tại thế người ta thường dùng chữ sadhu là lành thay hay là thiện thay, thấy người ta làm chuyện gì tốt mình nói sadhu lành thay, nghe pháp mình nói "sadhu lành thay" hay là có ai làm việc gì mình hoan hỉ thì nói "sadhu lành thay." Chuyện rất là đơn giản là người ta cúng một ngọn đèn hay cúng đóa hoa hay họ ngồi nghe pháp mình cũng hoan hỉ. Thí dụ như lát nữa qúi vị xuống ăn cháo, thì thay vì qúi vị dọn cháo ra ăn xong qúi vị nghĩ rằng những người chung quanh họ tinh tấn thức đến giờ này mình nên hoan hỉ với phước của họ nên mình đem cháo cho họ ăn hay mình vui cũng là phước tùy hỉ.

Điều thứ 10 trong 10 phước hạnh gọi là cải thiện tri kiến cho được chân chánh. Điều này khó lắm, chúng ta quen sống với tư ý của mình, cái gì cũng nói tôi đúng tôi phải, khi mình tụng kinh là mình đã điều chỉnh tư tưởng của mình trở nên khách quan hơn, có khi lời trong kinh nói về vô thường khổ não và vô ngã mình không hoan hỉ nhưng điều đó làm cho tâm tư mình được nhìn khác đi. Thành ra trong mười phước hạnh là bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tùy hỉ phước, cải thiện chân chánh, có thể gói gọn ở trong một buổi tụng kinh, nếu mà mình biết có thể tụng và có rất nhiều phước báu, thì buổi sáng cũng thì giờ đó mà mình có thể bỏ đi, mình bỏ rất là hoang phí nằm ngủ một giấc, nhưng nếu mình thức dậy tụng kinh thì có nhiều phước lắm, điều đó là một điều rất an lạc.

Chúng tôi kể quí vị nghe một chuyện mà lẽ ra nếu HT khỏe hôm nay chúng tôi sẽ nhờ HT kể cho qúi vị nghe là cuối năm qua chúng tôi có chứng kiến một sự việc mà chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến trong cuộc đời của chúng tôi trước đây.

"Có một đạo hữu ngày xưa ở Sàigòn thường đến các chùa để làm một việc là hướng dẫn kinh cho những người khác đọc. Ở bên Nam Tông thì có một phong tục là một vị Āca mà chúng ta gọi là "Ācariya" giống như vị giáo sư, nhưng vị Āca là người thông hiểu kinh luật, vị đó là một người cư sĩ thường hướng dẫn những người Phật tử. Thì ở Sàigòn có một vị đạo hữu tên là ông Tư Minh, khi chúng tôi còn là sadi đi học ở Vạn Hạnh thì ông Tư là người thường hay lui tới chùa Từ Quang và chúng tôi biết ông. Lâu lắm chúng tôi không gặp ông nhưng khi đi sang California để dự lễ chùa Pháp Hoa Đa Bảo của HT Trí Lãng, thì HT Chơn Trí gọi điện thoại nói là "bác Tư Minh bị đau nặng sắp mất và thỉnh Ngài và thỉnh Sư đến đó tụng cho bác một thời kinh," khi chúng tôi nghe nói như vậy thì chúng tôi đi dầu rằng hồi xưa còn nhỏ không quen thân thiết nhưng cũng có những bữa cơm ông cúng dường Chư Tăng, ông cũng là người ơn, cũng là một Phật tử đáng kính, thành ra chúng tôi cũng đi, điều làm chúng tôi rất ngạc nhiên là ông bị ung thư gan hay ung thư phổi hai tháng rồi bác sĩ nói rằng không còn chữa trị được nữa, thì ấn tượng mà chúng tôi nghĩ trong đầu là gặp ông thì ông sẽ nằm ở trên giường thoi thóp và hi vọng mình nói Phật Pháp ông có thể nghe có thể hiểu được, nhưng khi chúng tôi đến nhà ông thì ông là người đứng đón Chư Tăng ở ngoài cửa, và chúng tôi thấy cũng lạ là sao nói người sắp chết mà đón Chư Tăng ngoài cửa, nhưng điều lạ lùng hơn nữa là ông 83 tuổi ông lớn hơn HT một tuổi, tuổi mẹo, lớn bằng thầy Ba ở chùa. Rồi khi ông thỉnh Chư Tăng vào thì Ngài HT nói pháp cho ông nghe, Ngài cũng nhắc là Ngài quen biết với ông từ hồi nhỏ mấy mươi năm rồi thì ông đưa 7 ngón tay và nói hơn 70 năm rồi, nhưng điều lạ nhất là Chư Tăng nói rằng Chư Tăng sẽ tụng kinh cho bác Tư nha, thì qúi vị biết sao không, từ hồi chúng tôi biết ông cho đến khi ông gần mất thì ông được nổi tiếng là dẫn kinh tụng cho người khác đọc, thì lúc con cái ông thỉnh Chư Tăng về nhà để tụng bài kinh cuối đời ông thì ông cũng là người dẫn kinh cho mấy người con tụng. Thí dụ hồi nãy chúng tôi hướng dẫn qúi vị tụng kinh "Namo Tassa Bhagavato..." thì ông cũng dẫn kinh cho con ông như vậy, lần đầu tiên chúng tôi thấy một người mình đến tụng kinh vì họ hấp hối vậy mà người hấp hối lại dẫn kinh. Tụng kinh xong thì Chư Tăng xin kiếu về tại vì nhà ông ở San Fransisco còn Chư Tăng phải về San Jose vì có lễ tại chùa Pháp Hoa, thì lúc trước khi về ông nói với Ngài HT một câu, HT nghe xong ra ngoài HT nói ông này nói cũng lạ, ông nói là:

"Bạch Ngài người ta nói là người sắp chết gần đất xa trời chứ con thấy con gần trời xa đất."

Thì thưa qúi vị đó là ngày thứ Sáu, tới ngày thứ Bảy thì chúng tôi bận việc ở chùa Pháp Hoa vì có khóa tu ở đó, HT Chơn Trí mới nghĩ rằng hôm qua mình gặp ông thấy ông còn khỏe thôi mình ráng lên thăm ông lần nữa, HT đi với một vị Sư hồi trước kia cũng ở chùa Từ Quang là Sư Kim Thái, chúng tôi cũng có quen Ngài, lên trên đó thì HT lên gặp ông HT mới nói với mấy người con là "bây giờ thì ba còn tỉnh táo như vậy thôi tất cả con cái trong gia đình nên tụng một bài Sám Hối Phụ Mẫu để sám hối với ba để mà trong lúc sinh tiền có chuyện gì mà xúc phạm đến ba dù vô tình hay cố ý thì xin sám hối," thì mấy người con cùng nhau ngồi xuống tụng kinh sám hối với cha và ông cũng nói lời hỉ xả với con cái, bà vợ của ông xin phép HT Chơn Trí để lạy bác trai để xin sám hối, không biết vợ có làm chuyện gì lỗi lầm với ông thì bác trai cũng lạy lại xin sám hối với vợ, rồi HT Chơn Trí lại đi về, nhưng trước khi về HT mới hỏi Bác Tư sống lớn tuổi như vậy chứ con cái nhiều thì bác Tư thương đứa nào nhất thì bác trả lời là "mình thương mình nhất chứ thương ai nữa" vì bác nhớ câu Phật ngôn Đức Phật dạy rằng: "Nói gì thì nói chứ không ai thương mình bằng mình thương mình hết." Đó là ngày thứ Bảy sáng sớm chúng tôi nhớ là HT Chơn Trí nhận được điện thoại nói là bác Tư mới mất, mấy người kể cho HT Chơn Trí và HT kể cho chúng tôi nghe đó là sáng sớm bác Tư ăn sáng xong, tắm rửa đánh răng rửa mặt thay quần áo mới lên giường nằm ngủ 5 phút sau đi. Khi chúng tôi nghe HT Chơn Trí nói như vậy thì bỗng nhiên chúng tôi buộc miệng nói với HT Chơn Trí là mình tu mà được chết như bác Tư là rất phúc đức. Chúng tôi chưa bao giờ trong cuộc đời của chúng tôi gặp một người nào mà trước khi chết mà giống như chuẩn bị một chuyến đi xa, đi đến chỗ vui hơn. Giống như qúi vị sắp đi Nhật Bản sắp đi Âu Châu đi chỗ nào vui hơn. Bác không có chuyện gì phiền não hết. Thật sự khi nghe bác mất, đó là một người duy nhất trong cuộc đời của chúng tôi mà nghe một người mất mà cái chết làm cho chúng tôi hoan hỉ. Thường thường sự ra đi của qúi Phật tử nếu không thì mình bình thản, hoặc tỏ vẻ xúc động, nhưng mà đó là một người mất mà làm cho chúng tôi hoan hỉ. Hoan hỉ là chúng tôi nghĩ rằng người đó đã xác nhận một điều rằng ở trong cuộc đời này là có nhân quả, ở trong cuộc đời này sự tu có giá trị, tại vì nếu bác Tư không có sự tu thì bác Tư không giữ tâm thanh thản như vậy, mà bác Tư rất là thanh thản nhẹ nhàng, và chuyện đó không phải là chúng tôi biết một mình mà có HT Ngài Hộ Giác, có HT Chơn Trí và con cháu của bác rất nhiều người, phải nói chưa bao giờ mà chúng tôi tận mắt mục kích thấy biết được một người mà ra đi với sự thanh thản như vậy, từ ngày thứ Sáu, thứ Bảy và sáng Chủ Nhật là mất."

Thì thưa qúi vị Đức Phật có nói rằng một người có tu khác với người không tu, như là người có tu với tâm từ khi ngủ được an lạc khi thức dạy cũng được an lạc, một người có tu bình thường không có sự sợ hãi nhưng lúc ra đi tâm rất điềm tỉnh, đó là điều mà Đức Phật dạy.

Nên chi trở lại câu hỏi là mỗi ngày mình tụng kinh gì? Thì thật sự là kinh điển chỉ riêng về sự tụng niệm trong đạo Phật có nhiều lắm, quan trọng là mình hiểu yếu lý, yếu lý là một thời kinh mình nên tụng sắp xếp như thế nào mình nên làm gì và nếu mình có thể gói ghém được 10 phước hạnh thì thật sự trong một ngày mình tụng kinh tạo được nhiều công đức, nhưng mình làm với tất cả sự hiểu biết của mình.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Thích Giác Đẳng
Nguồn tin: Chùa Vĩnh Nghiêm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 9
  • Khách viếng thăm: 8
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 68
  • Tháng hiện tại: 62922
  • Tổng lượt truy cập: 9579340

Lịch vạn sự

Tài khoản nhận cúng dường

 

Tài khoản tại CHLB Đức:
Konto-Nr.: 62715, Bankleitzahl: 760 694 40
Kreditinstitut: Raiffeisenbank Altdorf - Feucht eG
Begünstigter: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE68 7606 9440 0000 0627 15,
SWIFT-BIC: GENODEF1FEC
 
Tài khoản tại Việt Nam:
Tài khoản số: 060044816299
Tại ngân hàng: Sacombank,
Sở Giao dịch Tp. Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản: Phạm Đức Phong
 
Tài khoản nơi có cộng đồng Việt Nam ở Hải ngoại:
Tài khoản số: 0170 003 105,
Ngân hàng số: 501 310 00
Tại ngân hàng: Vietinbank
Chủ tài khoản: VBKZ Franken e.V.
IBAN: DE60 5013 1000 0170 0031 05,
SWIFT-BIC: ICBVDEFF

Hướng dẫn đường đi

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về website này

Tốt

Trung bình

Không có ý kiến gì

Cần thay đổi nhiều

Quảng bá